Cách chọn phần mềm ERP phù hợp với doanh nghiệp sản xuất

13/06/2024 - 08:56

Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là công cụ giúp các nhà lãnh đạo hoạch định nguồn lực và đưa ra chiến lược quản lý - vận hành một cách hiệu quả. Hiện nay, phần mềm ERP trên thị trường ngày càng phổ biến và đa dạng. Tuy nhiên, không phải hệ thống nào cũng có thể đáp ứng đúng mục tiêu và nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất. Dưới đây là cách chọn phần mềm ERP phù hợp cho doanh nghiệp sản xuất mà các nhà quản lý có thể tham khảo.

ERP là “cánh tay phải” của nhiều doanh nghiệp sản xuất

ERP cho doanh nghiệp sản xuất khác gì so với phần mềm ERP thông thường?

Các chức năng cơ bản trong phần mềm ERP thông thường bao gồm: Quản trị mua hàng, quản trị bán hàng, quản trị hàng tồn kho, kế toán, nhân sự... Bằng cách số hóa quy trình nghiệp vụ cốt lõi trong doanh nghiệp và đồng bộ dữ liệu lên một nền tảng duy nhất, ERP cho phép các phòng ban phối hợp công việc nhịp nhàng hơn. Đồng thời, giúp cấp quản lý đưa ra quyết định chính xác, kịp thời.

Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp sản xuất, bên cạnh những chức năng cơ bản kể trên, phần mềm ERP cần được thiết kế thêm các tính năng liên quan đến quản trị sản xuất nhằm giúp nhà quản lý có thể nắm rõ quy trình hoạt động dưới nhà máy, đồng thời lên kế hoạch phân bổ nguồn lực, nguyên vật liệu… nhanh chóng, phù hợp.

Ngoài ra, mỗi lĩnh vực sản xuất lại có tính chất riêng. Do đó, các mô-đun trong phần mềm ERP cho ngành sản xuất thường được xây dựng với mức độ đặc thù hơn so với phần mềm ERP thông thường.

Hướng dẫn chọn hệ thống ERP phù hợp với doanh nghiệp sản xuất

  1. Lựa chọn chức năng phù hợp

Các chức năng của phần mềm ERP cần được thiết kế để hướng đến mục tiêu quản trị của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Việc chọn một phần mềm ERP có quá nhiều chức năng nhưng không thực sự cần thiết sẽ gây lãng phí và tiêu tốn nhiều chi phí đầu tư.

Để đáp ứng nhu cầu quản trị trong doanh nghiệp sản xuất, các chức năng cơ bản mà một hệ thống ERP cần có bao gồm: Quản trị sản xuất, quản trị mua hàng, quản trị bán hàng, quản trị hàng tồn kho, tài chính - kế toán. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc lựa chọn thêm các chức năng khác nếu thấy cần thiết.

  1. Phù hợp với quy định về kế toán của Việt Nam

Hệ thống ERP trên thị trường hiện nay chủ yếu được phân chia thành ERP ngoại và ERP nội. Tuy nhiên, một hạn chế thường thấy của các phần mềm ERP nước ngoài là module quản trị tài chính - kế toán được thiết kế để tuân thủ chuẩn mực kế toán chung trên thế giới, trong đó một vài nghiệp vụ chưa tương thích với các quy định kế toán của Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn các phần mềm ERP có thể thực hiện chức năng báo cáo theo đúng chuẩn mực kế toán của Việt Nam, như: Chế độ kế toán thuế, các quy định về kết chuyển, phân bổ chi phí… 

  1. Chọn ERP phù hợp với ngân sách doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần thiết lập các mục tiêu của dự án ERP và tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với khả năng tài chính. Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp cần làm việc với các nhà cung cấp và tìm hiểu về các khoản chi phí cần chi trả, bao gồm: Chi phí phần mềm, chi phí triển khai thực hiện, chi phí bản quyền chi phí bảo trì hàng năm…, để có dự toán ngân sách rõ ràng.

  1. Uy tín thương hiệu

Doanh nghiệp nên lựa chọn những nhà cung cấp đã có uy tín lâu năm trên thị trường và từng triển khai thành công cho nhiều doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt động. Điều này giúp giảm thiểu thời gian triển khai cũng như rủi ro trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống.

ITG Technology là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực phát triển các giải pháp Nhà máy thông minh và Doanh nghiệp thông minh tại Việt Nam. Công ty đã từng triển khai ERP cho nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn thuộc VNR500 và doanh nghiệp FDI, như: TDV, Rhythm Precision, EBA, Fukoku, Goldsun Packaging, HTMP, Traphaco CNC, Ki sen... và nhận được đánh giá cao của khách hàng.

ITG là đơn vị được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để triển khai ERP

  1. Khả năng mở rộng và tích hợp của hệ thống ERP

Một hệ thống ERP tốt cần phải đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và khả năng mở rộng trong tương lai. Hạn chế trong việc mở rộng phần mềm sẽ khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí cho việc nâng cấp hệ thống sau này.

Triển khai ERP thành công có thể giúp doanh nghiệp sản xuất nâng cao hiệu quả quản lý, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều đó, các nhà lãnh đạo cần cân nhắc các yếu tố quan trọng liên quan đến chức năng, nhà cung cấp, ngân sách… giúp doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp nhất.

Bài, ảnh: PV