Theo tờ futurism, sâu bên trong chòm sao Centaurus (Chòm Nhân Mã), là ngôi sao Lucy cách Trái Đất khoảng 50 năm ánh sáng. Lucy là một ngôi sao lùn trắng bình thường nhưng ẩn giấu bên trong là một cái gì đó khác biệt.
Thật vậy, qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng Lucy là một viên kim cương khổng lồ, với lõi bên trong chủ yếu do cacbon tạo thành và cacbon dạng tinh thể chính là kim cương trên Trái Đất.
Vì vậy, các nhà khoa học đã ví ngôi sao này như một viên kim cương khổng lồ. Viên kim cương nặng khoảng 10 nghìn tỷ tỷ tỷ cara (vô vàn số con số 0).
Khối kim cương khổng lồ trong vũ trụ là khối nhân nén đặc của ngôi sao lùn trắng từng tỏa sáng như Mặt Trời
Tên khoa học của nó là BPM 37093 (V886 Centauri). Nó được gọi bằng một cái tên mỹ miều hơn là Lucy theo tên bài hát của nhóm nhạc huyền thoại The Beatles: "Lucy In The Sky With Diamonds".
Năm 1992, các nhà khoa học đã phát hiện sao lùn trắng BPM 37093 trên bầu trời của chòm sao Centaurus, có khối lượng bằng 1,1 lần Mặt Trời.
Khối kim cương khổng lồ trong vũ trụ là khối nhân nén đặc của ngôi sao lùn trắng từng tỏa sáng như Mặt Trời nhưng đã lụi tàn và đang co lại sau khi cạn kiệt nhiên liệu, không thể tiếp tục duy trì các phản ứng hạt nhân.
Các nhà khoa học cho rằng sau nhiều tỷ năm nữa, khả năng Mặt Trời của chúng ta cũng có thể trở thành một ngôi sao lùn trắng. Rồi đến một ngày, lõi của Mặt Trời cũng sẽ kết tinh trở thành viên kim cương khổng lồ khác.
Theo HOÀNG DUNG (Infonet)