Trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên ở Hà Nội, Tổng thống Mỹ đã được thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề cử cho giải thưởng danh giá này.
Ba nhà lập pháp Na Uy đề cử Greta Thunberg cho biết: “Phong trào lớn mà Greta đã khởi xướng là một đóng góp rất quan trọng cho hòa bình thế giới”.
Greta Thunberg: "Tôi rất vinh dự khi được đề cử giải thưởng này". Ảnh: Morris MacMatzen/Reuters
Cách đây 8 tháng, vào một ngày thứ sáu Greta Thunberg (lúc đó 15 tuổi) đã nghỉ học và ra ngồi trước Nghị viện Thủy Điển ở Stockholm để yêu cầu chính phủ Thụy Điển có hành động kịp thời để ngăn chặn trái đất đang nóng lên[2].
Việc làm của cô đã lan rộng và giờ đây trở thành phong trào #FridaysForFuture rộng khắp trên thế giới. Greta Thunberg được mệnh danh là một trong những thanh thiếu niên có ảnh hưởng nhất năm 2018, đã truyền cảm hứng cho hàng trăm ngàn học sinh tại các trường học trên khắp thế giới để đình công trong nỗ lực thúc giục các nhà lãnh đạo quốc gia của họ hành động.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,5°C, ngưỡng mà các nhà khoa học cho rằng sẽ mang lại hậu quả thảm khốc cho hành tinh, vào đầu năm 2030 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức hiện tại. Thunberg đã tham dự và được ca ngợi tại Hội nghị Thay đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc tổ chức ở Ba Lan tháng 12 năm 2018.
Cô cũng đã gặp tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, chia sẻ bục giảng với chủ tịch ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và đã được thủ tướng Đức, Angela Merkel ủng hộ.
Tại một cuộc họp của diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, vào tháng 1-2019 vừa qua, cô đã kết thúc bài phát biểu của mình bằng cách rằng cô muốn các nhà lãnh đạo hành xử như ngôi nhà của chúng ta đang cháy.
Ngày mai 15-3-2019, Phong trào #FridaysForFuture sẽ được hưởng ứng rộng khắp chưa từng thấy trên thế giới. Thunberg cho biết trên Twitter của cô hôm nay (14-3-2019) rằng phong trào sẽ được hưởng ứng tại 1659 địa điểm, trên 105 quốc gia trên khắp thế giới.
Theo LÊ LAM (VietNamNet)