Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Hội nghị cấp cao lần hai. Ảnh: YONHAP
Kết quả nổi bật nhất của cuộc đàm phán cấp cao giữa Hàn Quốc và Triều Tiên ở làng đình chiến Panmunjom hôm 13-8, đó là hai bên nhất trí thực thi Tuyên bố Panmunjom về tổ chức Hội nghị cấp cao liên Triều tại Thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Các nguồn tin ngoại giao tiết lộ, sự kiện có thể diễn ra trong ngày 12 hoặc 13-9 tới và là Hội nghị cấp cao liên Triều thứ ba trong năm 2018, sau các hội nghị lần lượt vào các ngày 27-4 và 26-5 vừa qua. Song, đây là sự kiện đầu tiên được tổ chức tại Bình Nhưỡng và cũng là lần đầu sau 11 năm, một hội nghị cấp cao hai miền diễn ra ở Thủ đô của Triều Tiên, sau cuộc gặp cấp cao ngày 4-10-2007 giữa cố Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và cố Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il.
Trong bối cảnh mối quan hệ liên Triều đang dần “tan băng”, hội nghị tại Bình Nhưỡng sẽ giúp duy trì đà tích cực của nỗ lực đến gần nhau hơn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm vào chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng đang tác động xấu tới hợp tác hai miền, nhất là vấn đề kinh tế. Trong khi đó, tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên lại không tiến triển, quan hệ Triều Tiên - Mỹ chưa được cải thiện. Hội nghị tại Bình Nhưỡng sắp tới vì thế được kỳ vọng tạo bước đột phá, gỡ thế bí trong cuộc đàm phán về vấn đề then chốt này.
Kể từ khi tiến trình cải thiện quan hệ liên Triều được khởi động trước kỳ Thế vận hội mùa đông Pyeongchang ở Hàn Quốc, hai miền đã có những bước đi mạnh dạn, hướng tới hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Các hoạt động, trao đổi xuyên biên giới hai miền gia tăng và đạt kết quả tích cực, giúp mở đường cho cuộc gặp mang tính bước ngoặt giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, trên thực tế, thiện chí cải thiện quan hệ Hàn Quốc - Triều Tiên khó về đích nếu đàm phán Triều - Mỹ không tiến triển.
Triều Tiên và Mỹ đưa ra cam kết mạnh mẽ tại cuộc gặp lịch sử ở Singapore hồi tháng 6, song kể từ đó tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng vẫn diễn ra chậm chạp, thậm chí bế tắc. Lý do là Triều Tiên muốn có một tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) trước khi thực hiện phi hạt nhân hóa, trong khi Mỹ yêu cầu điều ngược lại, khi nhấn mạnh việc ký tuyên bố chấm dứt cuộc chiến phụ thuộc tiến độ giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Thế giằng co giữa hai bên khiến các cuộc thương lượng bị đình trệ. Giới quan sát cho rằng, Hàn Quốc và Triều Tiên khó có thể đạt mục tiêu ký tuyên bố lịch sử nêu trên muộn nhất vào cuối năm nay, lý tưởng nhất là trước thời điểm khai mạc kỳ họp Đại hội đồng LHQ ngày 18-9 tới. Bởi lẽ, đến nay Washington vẫn hoài nghi cam kết của Bình Nhưỡng về phi hạt nhân và bảo lưu quan điểm rằng, lộ trình ký tuyên bố kết thúc chiến tranh như trên là quá sớm. Trong khi đó, Triều Tiên vẫn chưa cho thấy khả năng thay đổi lập trường trong vấn đề phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng. Khi cả hai bên không sẵn lòng điều chỉnh quan điểm, thì một bước đột phá vẫn chỉ là hy vọng.
Dẫu sao, Hội nghị cấp cao liên Triều thứ ba tại Bình Nhưỡng tới đây vẫn được cho là cơ hội mới để tạo động lực, thúc đẩy các bên nhượng bộ để sớm khôi phục đàm phán. Ít nhất, Bộ Ngoại giao Mỹ có phản ứng tích cực với kế hoạch hội nghị liên Triều, khi khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc nhằm thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Kết quả nổi bật nhất của cuộc đàm phán cấp cao giữa Hàn Quốc và Triều Tiên ở làng đình chiến Panmunjom hôm 13-8, đó là hai bên nhất trí thực thi Tuyên bố Panmunjom về tổ chức Hội nghị cấp cao liên Triều tại Thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Các nguồn tin ngoại giao tiết lộ, sự kiện có thể diễn ra trong ngày 12 hoặc 13-9 tới và là Hội nghị cấp cao liên Triều thứ ba trong năm 2018, sau các hội nghị lần lượt vào các ngày 27-4 và 26-5 vừa qua. Song, đây là sự kiện đầu tiên được tổ chức tại Bình Nhưỡng và cũng là lần đầu sau 11 năm, một hội nghị cấp cao hai miền diễn ra ở Thủ đô của Triều Tiên, sau cuộc gặp cấp cao ngày 4-10-2007 giữa cố Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và cố Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il.
Trong bối cảnh mối quan hệ liên Triều đang dần “tan băng”, hội nghị tại Bình Nhưỡng sẽ giúp duy trì đà tích cực của nỗ lực đến gần nhau hơn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm vào chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng đang tác động xấu tới hợp tác hai miền, nhất là vấn đề kinh tế. Trong khi đó, tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên lại không tiến triển, quan hệ Triều Tiên - Mỹ chưa được cải thiện. Hội nghị tại Bình Nhưỡng sắp tới vì thế được kỳ vọng tạo bước đột phá, gỡ thế bí trong cuộc đàm phán về vấn đề then chốt này.
Kể từ khi tiến trình cải thiện quan hệ liên Triều được khởi động trước kỳ Thế vận hội mùa đông Pyeongchang ở Hàn Quốc, hai miền đã có những bước đi mạnh dạn, hướng tới hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Các hoạt động, trao đổi xuyên biên giới hai miền gia tăng và đạt kết quả tích cực, giúp mở đường cho cuộc gặp mang tính bước ngoặt giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, trên thực tế, thiện chí cải thiện quan hệ Hàn Quốc - Triều Tiên khó về đích nếu đàm phán Triều - Mỹ không tiến triển.
Triều Tiên và Mỹ đưa ra cam kết mạnh mẽ tại cuộc gặp lịch sử ở Singapore hồi tháng 6, song kể từ đó tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng vẫn diễn ra chậm chạp, thậm chí bế tắc. Lý do là Triều Tiên muốn có một tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) trước khi thực hiện phi hạt nhân hóa, trong khi Mỹ yêu cầu điều ngược lại, khi nhấn mạnh việc ký tuyên bố chấm dứt cuộc chiến phụ thuộc tiến độ giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Thế giằng co giữa hai bên khiến các cuộc thương lượng bị đình trệ. Giới quan sát cho rằng, Hàn Quốc và Triều Tiên khó có thể đạt mục tiêu ký tuyên bố lịch sử nêu trên muộn nhất vào cuối năm nay, lý tưởng nhất là trước thời điểm khai mạc kỳ họp Đại hội đồng LHQ ngày 18-9 tới. Bởi lẽ, đến nay Washington vẫn hoài nghi cam kết của Bình Nhưỡng về phi hạt nhân và bảo lưu quan điểm rằng, lộ trình ký tuyên bố kết thúc chiến tranh như trên là quá sớm. Trong khi đó, Triều Tiên vẫn chưa cho thấy khả năng thay đổi lập trường trong vấn đề phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng. Khi cả hai bên không sẵn lòng điều chỉnh quan điểm, thì một bước đột phá vẫn chỉ là hy vọng.
Dẫu sao, Hội nghị cấp cao liên Triều thứ ba tại Bình Nhưỡng tới đây vẫn được cho là cơ hội mới để tạo động lực, thúc đẩy các bên nhượng bộ để sớm khôi phục đàm phán. Ít nhất, Bộ Ngoại giao Mỹ có phản ứng tích cực với kế hoạch hội nghị liên Triều, khi khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc nhằm thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Theo Nhân dân