Ảnh minh họa
TS. Fauzia Albertin từ Viện Nghiên cứu Vật lý Thụy Sĩ cho biết các tài liệu cổ rất dễ bị hỏng nếu mở theo cách thông thường. Công nghệ tia X cắt lớp chính là giải pháp. Người xưa sử dụng mực in có nguồn gốc từ sắt nên có thể soi chiếu bằng tia X.
Trước đây, công nghệ cũ gặp khó khăn khi xử lý các tài liệu dày. Hệ thống chỉ có thể chiếu nguyên một khối khiến cho việc đọc nội dung là rất khó khăn. Công nghệ mới có thể xử lý được vấn đề này khi tách được từng trang tài liệu ra một. Các nhà khoa học kỳ vọng đột phá kỹ thuật sẽ giúp vén màn bí ẩn của lịch sử và mở ra một "tương lai số" cho các tác phẩm đã cả nghìn năm tuổi.
Trước đó, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts và Học viện Công nghệ Georgia, Mỹ đã cho ra mắt thiết bị với khả năng đọc hình ảnh hoàn toàn mới, cho phép máy tính có thể đọc được một chồng giấy mà chẳng cần phải lật từng tờ một.
Hệ thống này sử dụng phóng xạ terahertz - phóng xạ điện từ nằm giữa khoảng của vi sóng và ánh sáng hồng ngoại, có thể phân biệt được từng trang sách với khoảng cách giữa các trang là 20 micromet.
Theo LÂM HOÀNG (Chính Phủ)