'Địa chỉ đỏ' nhất định phải ghé thăm: 'Trái tim' của Chiến dịch Điện Biên Phủ
07/05/2024 - 08:45
Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ là cơ quan đầu não của ta trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 nằm ẩn dưới chân núi ở xã Mường Phăng, tỉnh Điện Biên.
AA
Nếu về thăm Điện Biên những ngày này, quả là thiếu sót lớn nếu không một lần đặt chân tới khu di tích lịch sử Mường Phăng - nơi làm việc bí mật của Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân đội ta trong 105 ngày đêm, từ 31/1 - 15/5/1954. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Về thăm Điện Biên những ngày này, quả là thiếu sót lớn nếu không một lần đặt chân tới Khu di tích lịch sử Mường Phăng – nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân đội ta trong 105 ngày đêm, từ 31/1 - 15/5/1954. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng, thay đổi toàn bộ cục diện, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ hơn 30km, xã Mường Phăng là nơi được chọn là nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ có một khu vực thờ tự Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người dân và du khách dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng của nhân dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những ngày hướng đến Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vùng căn cứ địa Mường Phăng luôn tấp nập những đoàn khách đến tham quan, trải nghiệm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dưới sự che chở, bao bọc của Nhân dân Mường Phăng, Bộ Chỉ huy chiến dịch đóng tại đây đã đưa ra những mệnh lệnh quyết định cho chiến dịch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn mình giữa khu rừng nguyên sinh dưới chân núi Pú Đồn. Từ 31/1/1954 đến 15/5/1954, đây là nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - khu vực được đảm bảo bí mật và an toàn tuyệt đối. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sở Chỉ huy được bố trí dọc theo con suối nhỏ chạy quanh chân núi Pú Đồn, trên diện tích rừng tự nhiên khoảng 90 km2. Đây là một hệ thống chỉ huy và phòng thủ dã chiến gồm các hầm hào, lán trại được làm bằng những vật liệu có sẵn tại khu rừng như tre, luồng, lá móc, lá gồi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Với cách bố trí hầm, lán trại thành hệ thống liên hoàn, ẩn mình trong rừng già, cơ quan đầu não của Chiến dịch Điện Biên Phủ được đảm bảo bí mật và an toàn tuyệt đối. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Từ Sở Chỉ huy này, đi lên điểm cao nhất, có thể quan sát toàn bộ thành phố Điện Biên Phủ, thung lũng Mường Thanh và các cứ điểm trước kia của quân Pháp như đồi Him Lam, đồi Độc Lập, đồi D1, đồi C1, đồi A1... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nơi đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ở trong 105 ngày (từ ngày 31/1/1954 đến ngày 15/5/1954) để chỉ huy chiến dịch lịch sử của dân tộc năm 1954. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
70 năm trôi qua, song tất cả công trình tại Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đều được giữ gìn vẹn nguyên, từ đường hầm, những lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các thành viên Bộ Tổng tham mưu, hay đài quan sát, nhà hội trường có vách kết bằng phên nứa bện thêm cỏ tranh, bếp Hoàng Cầm... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bên cạnh nơi ở và làm việc của Đại tướng là căn hầm trú ẩn được đào xuyên qua lòng núi. Mỗi khi có máy bay hoặc chiến sự, Đại tướng sẽ xuống hầm để chỉ huy. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đường hầm xuyên núi dài 69m, cao 1,70m, rộng từ 1m đến 3m. Từ lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể thông sang lán của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và lán cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lán trại đơn sơ nhưng đây là nơi đã đưa ra những quyết định quan trọng nhất của chiến dịch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Vào những ngày tháng 5 lịch sử, Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ là "địa chỉ đỏ" của du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu lịch sử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo Vietnamplus
Mọi phản ánh, ý kiến, tin, bài và hình ảnh cộng tác của độc giả có thể gửi đến Báo An Giang theo địa chỉ: