Ăn bánh mì thay cơm được không?
Chia sẻ trên báo Người lao động, Ths.BS Trần Quốc Cường, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, bánh mì và cơm đều thuộc nhóm tinh bột, do đó ăn bánh mì thay cơm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhóm tinh bột.
Một chế độ ăn cân bằng gồm 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột, chất đạm (thịt, cá, tôm, cua...), chất béo (dầu ăn, mỡ, bơ, phô mai...), chất xơ (rau, trái cây) và ăn đa dạng thực phẩm mỗi ngày. Tuy nhiên bạn chỉ nên thỉnh thoảng ăn bánh mì thay cơm để đổi món. Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo không nên ăn bánh mì liên tục nhiều ngày.
Bài viết trên hệ thống nhà thuốc Pharmacity cho biết, ăn bánh mì hàng ngày có thể gây tăng đường huyết vì trong bánh mì chứa lượng carbohydrate tác dụng hấp thụ vào máu nhanh hơn các carbohydrate phức tạp trong các loại thực phẩm làm từ lúa mì nguyên cám. Nếu ăn quá nhiều có thể gây tăng nồng độ chất béo loại triglyceride trong máu.
Tiêu thụ nhiều bánh mì trắng gây thiếu hụt chất xơ cho cơ thể, có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của bộ não. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thiếu chất xơ trong chế độ ăn có thể gây căng thẳng và giảm tập trung.
Khi tiêu thụ quá nhiều bánh mì hoặc các thực phẩm chứa tinh bột mà thiếu chất xơ, có thể dẫn đến tình trạng táo bón. Khi táo bón kéo dài gây ra cảm giác khó chịu, đau bụng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Thông tin từ Viện nghiên cứu dược Milan của Ý cho thấy, việc tiêu thụ bánh mì có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận lên tới 94% so với những người tiêu thụ các nhóm thực phẩm khác.
Người nên hạn chế ăn bánh mì
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh mì là loại thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng bánh mì thường xuyên, đặc biệt lưu ý với một số nhóm người sau:
Trang web Hellobacsi khuyến cáo, dù bánh mì gần như không có chất dinh dưỡng nhưng nó lại tiềm ẩn khả năng gây tăng cân ở những người béo phì. Chỉ với 2 lát bánh mì sandwich chứa xấp xỉ 400 calo. Vì vậy, nếu bạn đang muốn giảm cân, ăn kiêng thì hãy loại bánh mỳ ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.
Người bị bệnh tiểu đường
Cũng trên website Hellobacsi, Ths.BSCKI Hà Thị Ngọc Bích, Khoa nội tiết - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khuyên những người bị tiểu đường tuýp 2 nên nói không với bánh mỳ. Nánh mỳ có hàm lượng tinh bột lớn, khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao, gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Tốt nhất khi bị tiểu đường nếu muốn ăn bánh mì nên chọn cho mình loại bánh mì không trộn phụ gia để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Người mắc bệnh tim, cao huyết áp
Trong bánh mỳ chứa một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa không cần thiết làm ảnh hưởng đến tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe của mình, những người tiền sử bệnh về tim và cao huyết áp tuyệt đối không nên ăn bánh mỳ.
Người bị bệnh thận
Trên thực tế, hầu hết các loại bánh mì, đặc biệt là các loại đóng gói từ siêu thị, chứa rất nhiều muối. Đặc biệt khi ăn bánh mì dưới dạng hamburger, pizza hay sandwich nghĩa là bạn đang nạp lượng muối vượt mức vào cơ thể bạn.
Người đang mệt mỏi, stress
Trong bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Bác sĩ Nội soi tiêu hoá - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, bánh mì chứa những chất như protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng của sự mệt mỏi liên tục và hiện tượng thừa cân.
Các nhà khoa học từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể, gây ảnh hưởng hoạt động bình thường của não bộ. Cuộc sống hiện đại, nhiều người thường dùng bánh mì trong các bữa ăn và đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự mệt mỏi của cơ thể.