Trước khi diễn ra hội, các thanh niên này phải ăn chay, kiêng rượu, tỏi, hành và kiêng quan hệ nam nữ trước đó 3 ngày để thân thể được trong sạch. Thanh niên đóng khố cởi trần và tiến hành các nghi lễ xin thánh Tam Giang mở hội và thi đấu.
16 thanh niên khỏe mạnh tham gia gọi là quân cầu, chia làm 2 giáp trên và dưới, mỗi giáp 8 người. Tất cả đóng khố, cởi trần. Trước khi ra vật cầu họ làm lễ ở sân đền, uống rượu và ăn hoa quả để tăng dũng khí.
Quả cầu làm bằng gỗ lim, đường kính 35 cm, nặng khoảng 20 kg tượng trưng cho mặt trời, còn lỗ cầu tượng trưng cho âm; âm dương hòa hợp giúp mọi người làm ăn phát đạt, vạn sự bình an.
Trước khi bắt đầu trận đấu, hai giáp cử những chàng trai khỏe nhất ra ràng, xe đai đấu vật giữa sân bùn nhão.
Mặc dù quyết liệt là vậy nhưng để đúng nghĩa đây là trò chơi mang tính cầu mùa, cầu hòa thuận nên Ban Tổ chức đã quán triệt các "quân cầu" không được xích mích, va chạm thái quá. Đồng thời, các khán giả cũng là cổ động viên của cả hai giáp, bất kì giáp nào chiến thắng cũng là niềm vui chung của cả làng.
Hội vật cầu được tổ chức trên sân chính của đền thờ thánh Tam Giang (xóm 4, thôn Yên Viên, xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) có diện tích khoảng 200 m2, mặt sân là bùn nhão, ở hai đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống, mỗi lần đẩy được cầu xuống hố là kết thúc một hiệp.
Các thanh niên sẽ dùng mọi cách để cướp được cầu và tấn công đối thủ để ghi điểm.
Vì được tổ chức 4 năm 1 lần, lễ hội vật cầu nước làng Vân luôn là tâm điểm thu hút hàng nghìn người dân cùng du khách thập phương tìm về để chiêm ngưỡng những màn so tài thủy chiến với trái cầu gỗ nặng hàng chục kg.
Người giành được quả cầu là giành được năng lượng mặt trời, giành được vận may về cho dân làng.
Khi một “Quân cầu” cướp được cầu thì những thành viên khác của đội sẽ tìm cách di chuyển để bảo vệ, đưa quả cầu vào lỗ đối phương.
Trong quá trình đưa cầu ra sân đấu, cầu được mang từ Đông sang Tây theo hướng mặt trời mọc và lặn. Khi thi đấu, cướp được cầu mang ý nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh sáng cho cây trồng. Chính vì thế, hội vật cầu bùn thể hiện nét đặc trưng của văn hóa lúa nước, có ý nghĩa như một lễ hội cầu mùa màng bội thu.
Các quân cầu đang cố gắng lôi người giữ hố cầu để đặt cầu vào ghi điểm.
Trận vật cầu diễn ra quyết liệt nhưng không hề có những pha gây gổ, va chạm thái quá.
16 thanh niên trai tráng khỏe mạnh tham gia hội vật được gọi là “quân cầu”; họ chia làm 4 giáp (mỗi giáp 4 người), sau đó 4 giáp này lại được chia thành hai đội (mỗi bên 8 người).
Những khán giả ngồi hàng đầu mặc dù bị bùn bắn đầy người nhưng vẫn rất vui vẻ.
Do quá đông người xem, nhiều người còn trèo lên cây để có vị trị đẹp.
Tranh đấu rất quyết liệt trong tiếng reo hò cổ vũ của đông đảo khán giả.
Cầu đã được đặt vào hố, kết quả đã ngã ngũ.
Khi trận đấu kết thúc cũng là lúc đám thanh niên trong làng lao xuống sân tắm bùn chung vui cùng hai đội.
Với giá trị "độc bản", lễ hội vật cầu nước làng Vân vừa được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo THÀNH ĐẠT (Nhân Dân)