Nhiều người nói, con người khí khái, cốt cách hay thậm chí là cứng nhắc quá như thầy sẽ khó sống ở xã hội này, nhưng thầy chỉ gật đầu: “Biết làm sao được, thầy không thể làm khác”.
Năm 2025 học sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo chương trình phổ thông mới, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng thay đổi cấu trúc đề thi đánh giá năng lực.
Bộ tài liệu cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá, các nội dung giáo dục phòng chống thuốc lá và cách thức lồng ghép nội dung phòng, chống thuốc lá trong các môn học.
Khoa học máy tính, An toàn thông tin, Truyền thông đa phương tiện; Công nghệ Cơ khí – Tự động hóa, Điện – Điện tử; Công nghệ thực phẩm, Công nghệ Sinh học. Y Dược... nằm trong 18 ngành nghề cần lao động tốt nghiệp đại học được Bộ Giáo dục thống kê.
Theo Bộ GD-ĐT, việc xây dựng thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm sẽ là cơ sở cho việc thực hiện chính sách tiền lương mới.
Chương trình giáo dục STEM (STEAM) đang được áp dụng vào trường học nhằm kích thích sự sáng tạo của học sinh và định hướng nghề nghiệp cho các em theo một quy trình khoa học cụ thể. Với những môn khoa học khó tiếp thu, thay vì giảng lý thuyết, dựa vào hình minh họa đơn điệu trong sách, giáo viên đã làm sinh động thành các mô hình, giờ thực hành, mở rộng nghiên cứu… thu hút học sinh tham gia.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công nhận đạt chuẩn chức danh cho 630 ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2023.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đã kiến nghị bổ sung việc dạy thêm, học thêm vào danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để có cơ sở pháp lý xử lý các vấn đề bên ngoài trường học.
Tối 19/11, chương trình “Thay lời tri ân 2023” với chủ đề “Tôi chọn nghề giáo” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức đã được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.
Dân tộc ta có truyền thống văn hiến lâu đời. Nhân dân ta coi trọng sự học: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Ý thức về việc tầm quan trọng của sự học luôn gắn với coi trọng người thầy: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy; có thờ thầy mới được làm thầy…
Một mùa hiến chương lại về. Cả xã hội đang dành những tình cảm tốt đẹp, lời tri ân sâu sắc đến quý thầy, cô giáo - những người không quản ngại khó nhọc dành cả cuộc đời cho sự nghiệp “trồng người”, góp phần bồi dưỡng nhân tài, xây dựng quê hương đất nước. Và lòng tri ân đó đã được cụ thể hóa thành buổi lễ vinh danh, ghi nhận những nỗ lực của giáo viên tiêu biểu tỉnh nhà, đã dành công sức bồi dưỡng học sinh tham gia các phong trào, hội thi nói riêng và cho ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nói chung.
Nhà giáo vốn là công việc cao quý, song khó khăn, thách thức còn rất nhiều. Trước yêu cầu đổi mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tin tưởng, mong muốn toàn thể đội ngũ nhà giáo sẽ nỗ lực hơn nữa; tiếp tục thể hiện sự sáng tạo để hoàn thành được sứ mệnh, trọng trách vinh quang của ngành.
Nhân dịp 20/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương 200 nhà giáo đã có những đóng góp xuất sắc trong năm học 2022 – 2023. Trong đó không thể thiếu những giáo viên gắn bó với vùng khó. Có cơ hội trải lòng về nghề nghiệp nhưng điều mong mỏi nhất của các thầy cô học sinh vùng khó có thêm những chính sách để tiếp cận toàn diện với đổi mới giáo dục.
Sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội và khoa học kỹ thuật dù có đạt được những thành tựu xuất sắc nhưng theo thời gian, vai trò, vị trí của người thầy và những giá trị bền vững của nghề dạy học vẫn không gì có thể thay thế nổi.
Trường học hạnh phúc là nơi mỗi học sinh và thầy cô đều cảm nhận, là ngôi trường mà mỗi chúng ta đều hướng tới. Trong không khí chộn rộn của 'Tết Thầy cô', Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn, người đứng đầu ngành Giáo dục đã dành thời gian chia sẻ những trăn trở, suy tư về thầy cô, về con đường đổi mới giáo dục Việt Nam…
17 năm gieo chữ ở nơi non cao huyện Trạm Tấu (Yên Bái), cô giáo Trương Thị Hương, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Khấu Ly, xã Bản Mù có thể nở nụ cười hạnh phúc, khi hôm nay học sinh của mình được học trong ngôi trường khang trang, kiên cố, được thầy cô chăm sóc chu đáo, không còn những lớp học mái lá không che nổi nắng mưa như những tháng ngày tuổi trẻ cô đi "cắm bản".
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn và tin tưởng rằng, mỗi thầy giáo, cô giáo sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, luôn là tấm gương sáng về rèn đức, luyện tài, yêu nghề, yêu người; không ngừng học tập, tu dưỡng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn; có cách tiếp cận mới trong dạy và học để mỗi tiết học thực sự bổ ích và lý thú, để mỗi ngày học thực sự là một ngày vui.
Nhân dịp 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: “Để thu hút được đội ngũ trẻ, giỏi gắn bó với nghề giáo có nhiều yếu tố. Tôi nghĩ khi tham gia hoạt động nghề nghiệp, nhà giáo được phát triển bản thân, được khẳng định mình, có đời sống tốt, phát huy được năng lực… khi đó sẽ thu hút được nhiều hơn những người có năng lực, trình độ”.
Năm 2023 là năm thứ sáu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam".
Thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh không chỉ chú trọng công tác dạy học, mà còn tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa bổ ích nhằm nâng cao sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.