Đại tá Nguyễn Thế Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Nguyễn Văn Bé Tám đến dự.
Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính bắt nguồn từ sự việc vào ngày 20/10/2024, bà Neáng Khên (sinh năm 1957, ngụ khóm Sóc Triết, thị trấn Cô Tô) cùng 9 người con, cháu tự ý đổ đất và phá cửa trụ sở đội thuế cũ, do UBND thị trấn Cô Tô quản lý. Lực lượng chức năng tiến hành tuyên truyền, vận động gia đình bà Khên tạm ngưng việc phá vỡ nhưng gia đình bà không chấp hành và có hành vi chống đối, tiếp tục đổ đất và phá vỡ.
UBND thị trấn Cô Tô tiến hành lập biên bản vận động và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm giữ tài sản công do UBND thị trấn Cô Tô quản lý.
Qua nhiều lần tuyên truyền, vận động, yêu cầu gia đình giữ nguyên hiện trạng đội thuế cũ, gia đình bà Neáng Khên và con cháu vẫn không chấp hành. Vào ngày 26/10/2024, khi lực lượng chức năng tiến hành kéo rào bảo vệ khu đất đội thuế cũ thì các thành viên trong gia đình bà Neáng Khên ngăn cản và có hành vi đập phá, xúc phạm và hành động chống người thi hành công vụ.
Sau đó, UBND huyện tổ chức 2 lần đối thoại vận động, thuyết phục nhưng các hộ không đồng tình. Ngày 6/12/2024, UBND huyện Tri Tôn tiến hành các thủ tục cưỡng chế tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu của đội thuế cũ. Trong quá trình cưỡng chế, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, dư luận quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ.
Hội nghị đã ra 6 bài học kinh nghiệm về sự quan tâm chỉ đạo của ngành chuyên môn cấp tỉnh, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng, công tác vận động thuyết phục và thông tin tuyên truyền rộng rãi; kế hoạch, phương án, bố trí, phân công lực lượng.
Dịp này, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn đã khen thưởng cho 8 tập thể và 41 cá nhân đã có thành tich xuất sắc trong bảo đảm an ninh trật tự quá trình cưỡng chế thì hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Đ.T