Lấy ý kiến của nhân dân “Dự thảo báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh” cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang

08/06/2022 - 09:19

 - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy An Giang và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về việc hoàn tất thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp nhà nước cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang nhân kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh. Để việc đề nghị khen thưởng đảm bảo công khai, minh bạch, chính xác theo quy định, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh lấy ý kiến của nhân dân “Dự thảo báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh” cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang nhân kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang.

I.  ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH                                                                  

An Giang là tỉnh địa đầu biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, với đất đai phì nhiêu. Diện tích 3424 km², phía Tây – Tây Bắc giáp với vương quốc Campuchia, Đông – Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, Tây – Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang và Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ. An Giang có tuyến biên giới giáp vương quốc Campuchia dài 96,6 km và là cửa ngỏ thông thương với các nước bạn Campuchia, Lào, Thái Lan...qua 2 cửa khẩu quốc tế đường thủy (Vĩnh Xương, Tân Châu) và đường bộ (Tịnh Biên), 2 cửa khẩu quốc gia Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông (An Phú). Giao thông thủy bộ tương đối thuận tiện cho việc đi lại với quốc lộ 91 là trục trung tâm, đặc biệt là giao thông thủy với sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận An Giang dài khoảng 180 km cùng hàng trăm kênh, rạch lớn nhỏ. Thời tiết có 2 mùa mưa nắng rõ rệt còn được gọi là mùa khô và mùa nước do nước sông Cửu Long từ thượng nguồn đổ về tràn ngập ruộng đồng.

 Là một địa phương có nền văn hóa vừa đặc sắc, vừa phong phú, đa dạng; là nơi khởi nguồn nhiều tôn giáo bản địa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống...An Giang còn là một vùng đất giàu truyền thống anh hùng, kiên cường, bất khuất, kinh qua nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Qua các thời kỳ lịch sử, địa danh và địa giới hành chính An Giang có nhiều biến đổi kể từ khi Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền vào năm 1757, xây dựng các đạo Tân Châu, Châu Đốc, Đông Khẩu (Sa Đéc) trực thuộc dinh Long Hồ; dưới thời Gia Long thuộc trấn Vĩnh Thanh. Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ cấp trấn thành lập cấp tỉnh và An Giang là một trong sáu tỉnh của Nam kỳ.

Năm 1956, chính quyền Sài Gòn tái lập tỉnh An Giang trên cơ sở sát nhập hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên; sau đó lại chia tách thành 2 tỉnh Châu Đốc và An Giang (1964). Về phía Cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, địa danh và địa giới An Giang cũng nhiều lần thay đổi. Vào năm 1947, An Giang là một phần của tỉnh Long Châu Hậu (khu 8), Long Châu Tiền (khu 9). Đến 1950, là một phần của tỉnh Long Châu Hà, Long Châu Tiền. Từ 1951 đến 1954, An Giang lại là một phần của tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Sa. Đến 1954, Xứ ủy Nam kỳ thành lập 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc. Năm 1971 An Giang được chia thành 2 tỉnh An Giang và Châu Hà. Đến 1974, An Giang lại là một phần của 2 tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hà. Cuối năm 1975 lập lại tỉnh An Giang như ngày nay. Hiện nay toàn tỉnh có 02 thành phố (Long Xuyên, Châu Đốc) , một thị xã (Tân Châu) và 08 huyện với 156 xã, phường, thị trấn.

Với đặc điểm dân tộc, tôn giáo, địa hình rất đặc thù nên An Giang có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, quân sự, lại có nguồn dự trữ lớn về sức người, sức của ở đồng bằng sông Cửu Long. Người dân An Giang với truyền thồng yêu nước nồng nàn, thiết tha vì độc lập tự do của đất nước; với niềm tin sắt đá và Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, quân và dân An Giang không phân biệt dân tộc, không phân biệt thành phần giai cấp, giới tính, tuổi tác đã cùng nhau đoàn kết xung quanh Đảng, xung quanh Mặt trận Việt Minh giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945, luôn nêu cao tinh thần cách mạng, ý chí tự lực, tự cường để vượt qua muôn ngàn gian khổ hy sinh, kiên cường chiến đấu trong cuộc kháng chiến 30 năm, cùng với cả nước đánh bại kẻ thù xâm lượt và tay sai bán nước, góp phần hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

Thời kỳ đổi mới của đất nước được đánh dấu bắt đầu bằng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Trong quãng thời gian đó, An Giang nổi lên như là một điển hình của việc phá rào cản cũ kỹ được dựng lên bởi những quan điểm rập khuôn, giáo điều. Đảng bộ An Giang đã có những chính sách, chủ trương được xem là bước đột phá ngoạn mục của tiến trình đổi mới, bắt đầu từ mặt trận kinh tế nông nghiệp.

Đến nay, công cuộc đổi mới đã trải qua hơn 35 năm. Từ những thành tựu đạt được mang lại giá trị to lớn cho địa phương cũng như cả nước. Để làm được việc đó, Đảng bộ An Giang đã dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước dân, trước Đảng, mạnh dạn ban hành sớm nhiều chủ trương, biện pháp táo bạo nhưng hợp lòng dân, đúng quy luật; nhờ vào sự toàn tâm toàn ý của Đảng bộ và Nhân dân đồng lòng thực hiện và đi đến thắng lợi.

Ngày nay, An Giang không ngừng thay da đổi thịt. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Bộ mặt nông thôn không ngừng cải thiện, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, mạng lưới trường, lớp học phủ rộng, mạng lưới y tế cơ sở phổ cập đến tận xã, phường, thị trấn, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác xây dựng đảng và vận động quần chúng được coi trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Hơn bốn mươi lăm năm qua kể từ ngày quê hương được giải phóng, Đảng bộ và Nhân dân An Giang đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu quan trọng. Đó là một chặng đường phấn đấu, xây dựng, hoạt động, trưởng thành đầy gian khổ, hy sinh của các thế hệ cách mạng và Nhân dân tỉnh nhà, góp phần tô đậm thêm những trang sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Thành tựu nổi bật qua qua chặng đường đổi mới (1986)  ở An Giang là sự năng động, có những phát kiến tốt, đồng thời biết vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tế của địa phương, phục vụ đắc lực tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Sau hơn 35 năm đổi mới An Giang đã đạt được những kết quả quan trọng, có nhiều mặt phát triển mạnh mẽ, cụ thể:  

1. Về kinh tế - xã hội

1.1. Giai đoạn 1986 – 2015:

- Giai đoạn 1986 - 1990, bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện chủ trương "giá lương tiền", giải phóng lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, tỉnh An Giang đã cùng cả nước phải chuyển từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, nền kinh tế đã dần dần hồi phục, thế mạnh của tỉnh là nông nghiệp đã được phát huy, bật dậy sức sản xuất, dẫn đến kết quả rất khả quan. Đến năm 1990, nền kinh tế tỉnh nhà đã khởi sắc thấy rõ là nhờ Tỉnh xác định được thế mạnh là nông nghiệp và phải đi lên từ nông nghiệp, nên tỉnh đã tập trung đầu tư nguồn vốn đầu tư [1] mạnh cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nhất là thuỷ lợi, tạo ra được một mạng lưới kênh mương chằng chịt trong tỉnh, nhất là vùng tứ giác Long Xuyên, với 2.608 km kênh cấp I+II, gần 4.500 km kênh cấp III và thuỷ nông nội đồng phục vụ cung cấp nước đầy đủ cho các vụ lúa và màu đi vào thâm canh tăng vụ hàng năm, sản lượng lương thực vượt qua ngưỡng 1,5 triệu tấn, xuất khẩu 120.600 tấn, tăng 16 lần so năm 1985. Như vậy, chỉ sau 3 năm (1988 - 1990) sản lượng lương thực đã tăng 500.000 tấn, so thời kỳ 10 năm trước (1975 - 1985) chỉ tăng 400.000 tấn. Cùng với nông nghiệp, Đảng bộ chủ trương khuyến khích các đơn vị tập thể và cá nhân phát triển ngành nghề, áp dụng cơ chế lưu thông hàng hóa phù hợp đã thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Nhìn chung công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh trên từng ngành nghề, số lượng xí nghiệp, cơ sở sản xuất ở từng thời điểm cụ thể có sự tăng, giảm khác nhau; song giá trị tổng sản lượng trên toàn khu vực năm 1990 tăng 24,7% so năm 1985 và chiếm 22,5% trong tổng sản phẩm xã hội, một số ngành nghề truyền thống bước đầu được khôi phục.

- Giai đoạn 1991 - 1995, nền kinh tế của tỉnh phát triển với nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và chuyển mạnh sang thời kỳ đổi mới, hòa nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, nhất là khối Asean. Nền kinh tế của tỉnh bắt đầu tăng tốc, tăng trưởng kinh tế đã tăng cao qua các năm, hộ nghèo giảm dần, điện đường, trường, trạm đã đến được đều khắp các vùng sâu vùng xa trong tỉnh, khoảng cách chênh lệch về cuộc sống giữa nông thôn và thành thị được rút ngắn một cách đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 1991 - 1995 tăng 9,9% cao hơn cả nước (8,2%), trong đó khu vực I là thế mạnh của tỉnh tăng trưởng bình quân hàng năm đến 8,4%, gấp 2 lần bình quân chung cả nước (4,5%).

Cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch, thời kỳ 1976 - 1986, khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 67- 70%, đến năm 1990 khi đi vào đổi mới, khu vực này giảm còn 59% và đến năm 1995 còn 53,5%. Trong thời kỳ này, sản lượng lương thực của tỉnh đã vượt ngưỡng 2 triệu tấn vào năm 1994, đến năm 1995 kim ngạch xuất khẩu đạt 132 triệu USD, tăng gấp 2 lần so năm 1990 trong đó gạo đã xuất được 367.579 tấn gấp 3 lần, thu ngân sách 672 tỷ đồng gấp 4 lần. Thương mại - dịch vụ phát triển mạnh, so với năm 1990, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn và bán lẻ tăng 2 lần, xuất khẩu 5 năm (1991 - 1990) đạt 500 triệu USD, tăng gấp 4 lần thời kỳ 1986 - 1990. Tín dụng được mở rộng, hộ nông dân và sản xuất kinh doanh khu vực ngoài quốc doanh vay tăng 128 lần; số y, bác sỹ đạt 1.640 người tăng gấp 8 lần so năm 1980. Nhờ kinh tế có bước tăng trưởng khá nên nguồn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước có bước tăng trưởng vượt bậc từ 67 tỷ giai đoạn 1986 - 1990 tăng lên 582 tỷ đồng, từ đó góp phần đầu tư đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, làm nền tảng để tiếp tục phát triển cho gian đoạn sau.

- Giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 6,88%, trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 2%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,4 %, các ngành dịch vụ tăng 11,6%. GRDP năm 2000 gấp 1,4 lấn so năm 1995. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch, Khu vực nông - lâm - thủy sản từ 48% năm 1996 giảm còn 41% năm 2000, khu vực công nghiệ - xây dựng bình quân 11,5%, khu vực dịch vụ từ 39% tăng lên 47%. Giai đoạn này kinh tế tăng trưởng có giảm so trước do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (Asean) gây giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng qua 5 năm có mức tăng không đáng kể, gần như dậm chân tại chổ thậm chí năm 1999 trượt giá lại bị âm (- 0,24%), dẫn đến thị trường không khích thích sản xuất, cộng với tình hình thời tiết khá thất thường như lũ 1996, khô hạn 1997, Elnino 1998 gây ra nạn lũ lụt lớn nhất trong vòng 30 năm qua, năm 1999 nhiều đợt triều cường gây lũ sớm cục bộ ở đầu nguồn làm thất thu vụ đông xuân trên 90.000 tấn... Mặc dù, thời kỳ này nền kinh tế của tỉnh có khó khăn nhưng thế mạnh nông nghiệp của tỉnh vẫn được phát huy, nhờ tỉnh tập trung nguồn vốn đầu tư [2]vào lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp từ sản xuất 02 vụ lên sản xuất 03 vụ ở những vùng có điều kiện, song song đó kết hợp hoàn chỉnh hệ thống giao thông đường liên xã; cầu, cống, điện, bưu chính viễn thông ... phát triển nhanh cả số lượng và chất lượng, tiếp tục làm thay đổi bộ mặt xã hội, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cuộc sống nhân dân, nhất là vùng nông thôn.

Đặc biệt các công trình thoát lũ ra biển Tây và xây dựng cụm, tuyến dân cư bước đầu phát huy hiệu quả tốt, hạn chế thiệt hại do lũ gây ra. Sản lượng lúa tiếp tục tăng, đảm bảo lúa hàng hóa vẫn trên 1 triệu tấn, góp phần ổn định mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, kim ngạch xuất khẩu năm 1997 đạt mức cao nhất so các năm trước với 168 triệu USD, trong đó lượng gạo xuất khẩu lên đến mức rất cao đạt 618.303 tấn. Ngành công nghiệp - TTCN cũng đã có bước phát triển đáng kể, các mặt hàng vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc, xi măng, gạo xay xát, đường, thuỷ sản đông lạnh, cầu lông, mộc, rèn, chế biến thực phẩm... đều tăng mạnh như xi măng sản xuất năm 1999 so năm 1996 tăng 17 lần, thức ăn gia súc tăng 3,4 lần, điện tăng 67%, nước chấm, nước tương tăng 3 lần....Trong thời gian này, tỉnh đầu tư mạnh cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực II, một số nhà máy lớn ra đời như Nhà máy gạch tuynel, nhà máy chế biến bột khoai mì, nhà máy xay xát gạo, nhà máy chế biến rau quả.... Đến cuối năm 2000, toàn tỉnh có 10.736 cơ sở CN- TTCN thu hút gần 60.000 lao động.

- Giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 9,1%, GRDP bình quân đầu người từ 1,1 triệu năm 1991 lên 5,2 triệu năm 2000 và 8,53 triệu năm 2005, gấp 7,75 lần so năm 1991. Tốc độ tăng GRDP của An Giang ngày càng cao hơn và nhanh hơn so cả nước, các thế mạnh tỉnh nhà được phát huy cao và hiệu quả. Năm 2001 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và lũ lụt liên tiếp 02 năm (2000 - 2002) làm cho tốc độ tăng GRDP chỉ đạt 4,5%, thấp nhất kể từ năm 1990 trong đó khu vực I có tăng trưởng âm (- 0,51%) xuất hiện lần đầu tiên. Trong giai đoạn này nguồn vốn đầu tư của tỉnh tập trung cho việc khắc phục hậu quả thiên tai như: tu bổ hệ thống đê bao kiểm soát lũ, đường giao thông, trường học, trạm y tế, cụm tuyến dân cư vượt lũ[3]... Nhờ đó, giai đoạn 2002- 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng rất cao qua 3 năm liên tiếp, năm 2002 GRDP tăng 10,54%, năm 2003 tăng 9,04% và  đặc biệt năm 2004 có tốc độ tăng trưởng cao nhất so từ trước đến nay (11,65%).

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực công tác phổ cập giáo dục tiểu học hoàn thành và tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở đang được triển khai tích cực, đến hết năm 2005, số xã, phường đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở trên 90%. Chất lượng giáo dục phổ thông bước đầu tăng lên; tỷ lệ lưu ban, bỏ học giảm dần. Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tiếp tục tăng; Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp; 100% xã, phường đã có trạm y tế, có quỹ thuốc thiết yếu cho nhu cầu khám chữa bệnh. Triển khai chương trình y tế Quốc gia đạt hiệu quả. Xã hội hóa y tế phát triển nhanh. Tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các giải pháp xóa đói giảm nghèo như: tạo điều kiện về vốn; lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc, thực hiện chính sách hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục, trợ giúp người nghèo. Xây dựng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và Quỹ hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo....

- Giai đoạn 2006 - 2010, cùng với cả nước, nền kinh tế An Giang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do lạm phát, giá cả tăng cao trong năm 2008, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2008, kéo dài đến năm 2010. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các cấp và sự tập trung nguồn vốn đầu[4] cho giai đoạn này, để đầu tư hạ tầng, tạo quỹ đất và kêu gọi đầu tư vào khu du lịch trọng điểm,... khai thác tối đa lợi thế du lịch An Giang; xây dựng các kinh tế biên giới Tịnh Biên, Khánh Bình, Vĩnh Xương, đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp, hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư phát triển đô thị, khai thác nguồn lực đất đai cho đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị… Từ đó, tình hình kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng cao và có xu hướng ổn định, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,18%, trong đó: khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 3,81%, khu vực công nghiệ - xây dựng tăng 12,79%, khu vực dịch vụ tăng 13,22%, cơ cấu kinh tế khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 34,43%, khu vực công nghiệ - xây dựng chiếm 12,10%, khu vực dịch vụ chiếm 53,46%, GRDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 21,938 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD; Quy mô giáo dục phát triển, mạng lưới trường lớp từng bước được mở rộng, kiên cố hoá, trang thiết bị được tăng cường đầu tư, chất lượng dạy và học được cải thiện đáng kể. Những yếu kém trong quản lý, trong kiểm định, đánh giá chất lượng học sinh được khắc phục, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ; Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được quan tâm, tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân chỉ đạt 15,58, Số bác sỹ trên 10.000 dân là 5 bác sỹ. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chỉ còn 16,2%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,81%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch  60,5%.

- Giai đoạn 2011 - 2015, tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; suy giảm kinh tế, khủng hoảng tài chính, nợ công, thương mại toàn cầu sụt giảm.... Trong nước, kinh tế vĩ mô chưa ổn định (thị trường tài chính, tiền tệ diễn biến phức tạp, lãi suất ngân hàng tăng cao) so với sức chịu đựng của doanh nghiệp, người dân và cả nền kinh tế; hai mặt hàng chủ lực của tỉnh gặp nhiều tác động bất lợi, bên cạnh đó, những yếu kém nội tại về cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực... tuy được tỉnh quan tâm đầu tư nhưng chưa tạo được bước chuyển biến đáng kể. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 ngày 10 tháng 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị 27/CT-TTg về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương, từ đó đã tập trung được nguồn lực đầu tư [5] cho các công trình trọng điểm của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển mạnh khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm 2011 - 2015 (giá so sánh 1994) đạt 5,07%, trong đó khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 2,64%, khu vực công nghiệp - xây dựng  tăng 8,47%, khu vực dịch vụ tăng 11,09%; Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: ước năm 2015 cơ cấu kinh tế khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 27,11%, giảm được 7,33%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 12,61%, tăng 0,39%, khu vực dịch vụ chiếm 60,29%, tăng 6,94% so năm 2010; GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 39,27 triệu đồng, tăng gần 17,3 triệu đồng so năm 2010; Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa bàn giai đoạn 2011 - 2015 đạt 25.941 tỷ đồng, tốc tăng bình quân 7,6%/năm; Kim ngạch xuất khẩu 05 năm (2011 - 2015) đạt 4.640  triệu USD; tăng bình quân 8,57%/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 2,5%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch 86%.

1.2. Giai đoạn 2015 đến nay:

1.2.1. Tổng quan

- Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế 05 năm 2016 - 2020, trong bối cảnh kinh tế - xã hội tiếp tục chịu tác động trực tiếp từ những khó khăn của tình hình kinh tế - xã hội thế giới và trong nước, ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng, đặc biệt dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới, Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng… nhưng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tỉnh nhà đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện, đưa kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện; an ninh, quốc phòng được giữ vững.

- Có 08/14 chỉ tiêu trong lĩnh vực kinh tế - xã hội đạt và vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 (đạt 57,14%). Kinh tế tăng trưởng qua từng năm phù hợp với nguồn lực của địa phương. Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2016-2020 ước đạt 5,25% (giai đoạn 2011-2015 đạt 5,07%)[6]. Quy mô của nền kinh tế tăng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực[7]. Đời sống người dân không ngừng cải thiện, GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 46,8 triệu đồng (tăng gần 16 triệu đồng so năm 2015). Quốc phòng, an ninh được giữ vững, tổ chức bộ máy hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả. Cụ thể như sau:

Ghi chú: (*) Tỷ lệ hộ nghèo còn lại tính đến cuối năm 2015.

- Việc thực hiện 03 khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng bộ tỉnh đạt được nhiều kết quả thiết thực:

+ Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý của bộ máy và các ngành kinh tế mũi nhọn được chú trọng. Số lượng, chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, cán bộ nông nghiệp, khoa học - công nghệ, lực lượng doanh nhân được nâng lên; nguồn nhân lực xã hội được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng gắn với hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, khởi nghiệp... từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển[8].

+ Bằng nhiều giải pháp tích cực về cải cách thủ tục hành chính cùng sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của các cấp, các ngành đã cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao uy tín, hình ảnh thân thiện, năng động của An Giang, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực mới[9].

+ Đầu tư, ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực (lúa gạo, thủy sản, rau màu…). Hạ tầng viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiện đại hóa nền hành chính và các lĩnh vực kinh tế, xã hội… phát triển đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

1.2.2. Thành tựu về phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp và phát triển nông thôn: tốc độ tăng trưởng bình quân 05 năm đạt 2,30%.

* Nông nghiệp: Khẳng định vai trò là nền tảng thúc đẩy kinh tế phát triển, trong thời gian qua Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, triển khai Chương trình hành động về phát triển nông nghiệp và Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Tư duy sản xuất từng bước thay đổi với phương châm lấy thị trường làm mục tiêu định hướng cho sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh hàng hóa nông, thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp được đẩy mạnh, giảm dần diện tích trồng lúa, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, rau màu, cây ăn trái gắn với ứng dụng công nghệ cao[10], nhân rộng các mô hình liên kết chuỗi giá trị, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng nâng lên[11].

Tỉnh tích cực tìm kiếm nhiều giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn” nhằm khai thác nguồn lực, nhất là về cải cách thủ tục hành chính và tập trung đất đai để thực hiện sản xuất quy mô lớn. Ban hành Đề án tạo quỹ đất thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao với nhiều giải pháp cụ thể, thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân, giải quyết bài toán giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp[12], bước đầu đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp.

- Trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng toàn Tỉnh đến năm 2020 khoảng 677,3 ngàn ha, giảm 64,4 ngàn ha so với năm 2016. Trong đó, diện tích lúa 627 ngàn ha, ước năng suất bình quân đạt 6,29 tấn/ha, tăng 0,34 tấn/ha so với năm 2016; sản lượng lúa hằng năm đạt trên 3,9 triệu tấn. Diện tích rau màu là 50,3 ngàn ha, giảm 9,1 ngàn ha so với năm 2016. Diện tích cây ăn trái ước đạt 16,3 ngàn ha, tăng khoảng 6 ngàn ha so với năm 2016, chủ yếu là tăng diện tích xoài và các loại cây có múi. Tổng sản lượng rau dưa các loại hằng năm đạt 742 ngàn tấn; các loại cây lâu năm ước đạt 260 ngàn tấn (tăng khoảng 93 ngàn tấn).

- Chăn nuôi: tình hình chăn nuôi luôn gặp khó khăn; bệnh dịch tả heo Châu Phi đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi (heo, bò) nên hiệu quả kinh tế không cao. Riêng gia cầm tiếp tục ổn định và phát triển. Quy mô đàn gia súc, gia cầm toàn Tỉnh đến năm 2020 ước đạt như sau: (1) Đàn trâu - bò có khoảng 72 ngàn con, giảm hơn 27 ngàn con so với năm 2016, trong đó, đàn bò ước khoảng 70 ngàn con, giảm 26 ngàn con so với năm 2016; (2) Đàn heo ước 75 ngàn con, giảm 48 ngàn con so với năm 2016; (3) Đàn gia cầm 4,80 triệu con, tăng hơn 350 ngàn con. Tổng sản lượng thịt hơi năm 2020 đạt 21,8 ngàn tấn, giảm 2,4 ngàn tấn so với cùng kỳ.

- Thủy sản: tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2020 là 1.977 ha (giảm 610 ha so với đầu năm 2016, trong đó diện tích nuôi cá tra là 891 ha, giảm 390 ha). Sản lượng cá tra khoảng 424 ngàn tấn, tăng gần 200 ngàn tấn so đầu năm 2016; sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên đạt gần 17,5 ngàn tấn (bằng 74,10%), trong đó, sản lượng cá khai thác 12,1 ngàn tấn (chiếm 69,52%).

Với định hướng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu nên nhu cầu con giống cá tra chất lượng cao vẫn giữ mức cao. Thực hiện Chương trình giống cá tra 03 cấp, diện tích sản xuất giống thủy sản đạt 1.700 ha (bằng 134,12%); số lượng con giống sản xuất 2,8 tỷ con, trong đó, giống cá tra 2,4 tỷ con (chiếm 83,34%).

- Lâm nghiệp: tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán được duy trì ở tỷ lệ 22,4%. Tỉnh triển khai Chương trình bảo tồn và phát triển cây dược liệu, đã trồng được 04 loại cây dược liệu (gồm: cây kim ngân hoa, mạch môn, xạ đen và sâm đại hành); các hộ dân trồng khoảng 10,6 ha các loại cây dược liệu khác có giá trị kinh tế (cây huyền 10 ha; ngải đen, ngải bún, ngải trắng 0,5 ha; 0,1 ha cây chúc).

* Phát triển nông thôn: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai theo hướng thực chất, tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân, hoàn thành sớm hơn 01 năm so với Nghị quyết Đại hội đề ra. Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ sản xuất được đầu tư, nhất là hệ thống đê bao, thủy lợi, trạm bơm điện, giao thông - thủy lợi nội đồng..., diện mạo nông thôn, đời sống người dân ngày càng khởi sắc[13]. Số xã nông thôn mới là 67/119 xã (chiếm 51,26%) và 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Có 03 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn nông thôn mới: thành phố Long Xuyên (năm 2019), thành phố Châu Đốc (năm 2017); riêng huyện Thoại Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới (năm 2018).

b) Công nghiệp - xây dựng: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,23%, trong đó, lĩnh vực công nghiệp tăng 8,51%, lĩnh vực xây dựng tăng 7,46%.

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,89% (giai đoạn 2011 - 2015 là 5,66%); ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn là thế mạnh, tỉ trọng chiếm trên 90% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,51% (giai đoạn 2011 - 2015 là 6,88%/năm).

Lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến tăng trưởng ổn định, có nhiều doanh nghiệp đầu tư chế biến lúa gạo và thủy sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với công nghệ mới, quy mô công suất lớn. Các khu, cụm công nghiệp từng bước được hoàn thiện hạ tầng, đáp ứng nhu cầu triển khai dự án, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp, thu hút nhà đầu tư, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Tỷ lệ lấp đầy Khu công nghiệp Bình Long đạt 100% (có 10 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 1.598 tỷ đồng); Khu công nghiệp Bình Hòa đạt 91% (có 16 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 5.179 tỷ đồng).

Toàn tỉnh có 16/32 cụm công nghiệp được lập quy hoạch chi tiết với tổng diện tích trên 450/1.355 ha; có 14 cụm công nghiệp đã có doanh nghiệp hoạt động với tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê khoảng 200 ha, thu hút 22 doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, kinh doanh với các lĩnh vực gồm chế biến thủy sản, lương thực, xay xát lau bóng gạo, vật liệu xây dựng... Tổng mức đầu tư khoảng 4.031 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 8.000 lao động.

Lĩnh vực công nghiệp năng lượng tái tạo bước đầu được khai thác, góp phần đa dạng hóa ngành công nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 04 nhà máy điện mặt trời đã được đưa vào vận hành và hòa vào lưới điện quốc gia; tổng công suất thiết kế của các nhà máy điện này là khoảng 214MWp với tổng mức đầu tư khoảng 4.858 tỷ đồng[14]. Đối với điện mặt trời áp mái lắp cho các cơ sở, doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn Tỉnh, hiện đã có 498 trường hợp được đấu nối với lưới điện quốc gia, với tổng công suất khoảng 3,8MWp.

- Đầu tư - xây dựng:

Trong 05 năm qua, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 22.437 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 6.436 tỷ đồng và ngân sách Tỉnh 16.001 tỷ đồng. Công tác quản lý vốn đầu tư công được thực hiện chặt chẽ, công khai, hiệu quả; phân bổ đầu tư tập trung vào các lĩnh vực có tính chất đòn bẩy, góp phần thúc đẩy nhiều lĩnh vực phát triển. Lồng ghép nhiều nguồn vốn thực hiện đầu tư một số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, nhiều chương trình trọng điểm của Tỉnh được triển khai đạt hiệu quả[15], góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, mức sống Nhân dân tiếp tục nâng lên.

Những dự án giao thông quan trọng được tập trung vốn đầu tư, như tuyến giao thông liên huyện, kết nối các khu, điểm du lịch, tuyến giao thông nội ô đô thị và kết nối các chuỗi đô thị trong vùng. Nhiều khu đô thị mới được hình thành từ nguồn lực kết hợp trong nước và nước ngoài[16] ở thành phố Long Xuyên, trục đô thị Châu Đốc - Núi Sam... Nhiều khu đô thị mới đang dần được hình thành theo hướng phát triển đô thị tập trung tại các trung tâm của huyện như: Khu đô thị thị trấn Núi Sập, An Châu, Châu Phú... Đến 31 tháng 12 năm 2020, toàn tỉnh có 24 đô thị[17]; tỷ lệ đô thị hóa 40%.

Các dịch vụ phục vụ đời sống đô thị như bưu chính - viễn thông, điện, nước, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường... không ngừng được cải thiện, đáp ứng nhu cầu đời sống cho cư dân đô thị. Việc thu gom và xử lý nước thải tại các đô thị lớn của Tỉnh đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, như thành phố Châu Đốc đã đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải với quy mô công suất 5.000m³/ngày đêm; hệ thống xử lý nước thải thành phố Long Xuyên với quy mô công suất 30.000m³/ngày đêm. Tỉnh tiến hành lựa chọn 03 nhà đầu tư xây dựng nhà máy đốt chất thải rắn sinh hoạt (thực hiện đầu tư theo hình thức PPP) tại 03 cụm: Bình Hòa, Châu Đốc và Phú Thạnh.

c) Dịch vụ: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khu vực dịch vụ tăng 6,85%.

- Thương mại, dịch vụ:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đến năm 2020 đạt 140.300 tỷ đồng (tăng 69,42% so với năm đầu nhiệm kỳ, tương đương 59.450 tỷ đồng); tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 11,65%/năm (giai đoạn 2011-2015 đạt 7,28%/năm). Hạ tầng thương mại phát triển khá đồng bộ và hiện đại[18].

Hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, các chương trình kết nối hệ thống phân phối trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đưa hàng Việt về nông thôn… được đẩy mạnh. Lưu lượng hàng hóa qua các cửa khẩu đạt mức cao, hoạt động giao thương với thị trường Cam-pu-chia tiếp tục được duy trì. Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 4.181 triệu USD và có mặt ở 105 quốc gia (tăng trưởng bình quân đạt 2,8%/năm, đạt 69,1% so kế hoạch); kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 768 triệu USD (tăng trưởng bình quân khoảng 5%/năm, tăng 2,4% so kế hoạch).

Khai thác hiệu quả thông tin thị trường thông qua hệ thống Tham tán Thương mại Việt Nam tại các nước; phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và các bộ, ngành Trung ương tổ chức nhiều hội nghị, tập huấn nâng cao nhận thức về cơ hội, thách thức, tác động của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và chuẩn bị ký kết, 15 chính sách và quy định quản lý chất lượng sản phẩm nhập khẩu... Thông tin kịp thời về định hướng và dự báo thị trường xuất khẩu cho sản phẩm chủ lực của Tỉnh giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp tình hình diễn biến thị trường.

- Du lịch:

Triển khai hiệu quả Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch kết nối các khu, điểm du lịch trọng điểm, khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh ngành du lịch[19]; góp phần nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến và mời gọi được nhiều nhà đầu tư vào Khu Du lịch Núi Sam, Núi Cấm, Rừng tràm Trà Sư[20]... tạo thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ du khách. Lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch tăng mạnh so với giai đoạn trước; hoạt động liên kết phát triển dịch vụ phục vụ du lịch đi vào chiều sâu và mở rộng; chất lượng hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh và con người An Giang tiếp tục được nâng cao.

Trong 05 năm qua, An Giang đón khoảng 38 triệu lượt khách du lịch. Trong đó, lượt khách lưu trú của các khách sạn đạt chuẩn đạt trên 02 triệu lượt; khách quốc tế ước khoảng 380 nghìn lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt trên 21 nghìn tỷ đồng, trong đó: doanh thu từ doanh nghiệp du lịch đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 5,4%; doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch đạt gần 18 nghìn tỷ đồng. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, lữ hành và khu, điểm du lịch phát triển ổn định và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh[21].

- Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa:

Tăng cường lập lại trật tự trong lĩnh vực vận tải và đảm bảo an toàn giao thông. Quản lý chặt chẽ hoạt động vận chuyển ở các đầu bến, tuyến cố định gồm: 09 tuyến nội tỉnh, 224 tuyến vận tải cố định liên tỉnh và 134 tuyến quy hoạch mới. Về quản lý phương tiện vận tải: khai thác tuyến cố định 423 xe, khai thác theo hợp đồng 1.179 xe, xe trung chuyển 28. Có 78 doanh nghiệp, 21 hợp tác xã đăng ký và được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa.

Toàn Tỉnh hiện có 12 bến xe đã được công bố đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bến xe khách. Ngoài ra, thực hiện tốt các thủ tục cấp giấy phép liên vận Việt Nam - Cam-pu-chia, Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia... Hằng năm, sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt 1.726.950 tấn/km, tăng bình quân trên 11%/năm; vận chuyển hành khách khoảng 89.306.000 lượt khách, tăng bình quân trên 12%/năm.

d) Phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư

Công tác cải cách hành chính gắn với cải thiện môi trường đầu tư có sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao uy tín và hình ảnh thân thiện, năng động của An Giang trong mắt nhà đầu tư, từ đó thu hút có hiệu quả nguồn lực xã hội đầu tư phát triển; số lượng doanh nghiệp tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực mới. Cụ thể:

- Hoạt động đăng ký kinh doanh: số lượng doanh nghiệp đăng ký mới là 3.657 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 24.077 tỷ đồng (so giai đoạn 2011 - 2015, tăng 57,90%, tương đương 8.830 tỷ đồng). Đã có 670 doanh nghiệp giải thể (tăng 0,29%, tương đương 02 doanh nghiệp). Hiện nay, số doanh nghiệp còn hoạt động và có kê khai thuế là 5.603 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 55.437 tỷ đồng.

- Thu hút đầu tư: đã có 371 dự án đăng ký đầu tư mới (so giai đoạn 2011-2015, tăng 159 dự án), bao gồm 09 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và 362 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký 82.108 tỷ đồng (so giai đoạn 2011-2015, tăng 1,93 lần, tương đương 54.131 tỷ đồng). Trong nhiệm kỳ qua, tỉnh An Giang đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào năm 2018:

+ Ủy ban nhân dân tỉnh đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho 26 dự án với tổng vốn đăng ký 27.658 tỷ đồng, đã có 02 dự án hoàn thành đưa vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 2.276 tỷ đồng; 07 dự án với tổng vốn đăng ký là 8.843 tỷ đồng đã hoàn thành một phần hoặc toàn bộ thủ tục đất đai, quy hoạch, xin phép xây dựng và đang tiến hành xây dựng với khối lượng đạt từ 70 – 90%; 02 dự án với tổng vốn đăng ký 2.831 tỷ đồng đã hoàn thành công tác tạo quỹ đất, đang làm thủ tục đất đai và xin phép xây dựng; các dự án khác đang tiến hành bồi hoàn và triển khai các thủ tục phê duyệt thiết kế, xin phép xây dựng, môi trường, đất đai.

+ Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết đầu tư 10 dự án với tổng số vốn dự kiến là 104.900 tỷ đồng, tình hình triển khai thực hiện như sau: 01 dự án đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã khai trương đi vào hoạt động vào tháng 01/2020; Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư 03 dự án với tổng vốn đăng ký là 11.312 tỷ đồng; 01 dự án đang hoàn chỉnh các các thủ tục để xin chủ trương đầu tư; 01 dự án đã có kết quả đấu giá quyền sử dụng đất thành công với tổng vốn đầu tư 2.378 tỷ đồng; 01 dự án đang triển khai thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất; 02 dự án đang lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu và Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để trình phê duyệt trước khi làm hồ sơ đăng ký đầu tư; 01 dự án đang lập Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và 01 dự án tiếp tục nghiên cứu cơ chế hợp tác phù hợp để thực hiện.

e) Tài chính - ngân hàng

- Tài chính - ngân sách:

Trong điều kiện nhiều chính sách thuế ban hành mới làm giảm thu ngân sách, hệ thống các cơ quan thu và các ngành, các cấp tích cực phối hợp đôn đốc, quản lý và nuôi dưỡng nguồn thu; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người nộp thuế làm tròn nghĩa vụ thuế với nhà nước. Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 là 31.027 tỷ đồng, đạt 109,72% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, đạt 97% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội; thu ngân sách nhà nước tăng bình quân là 7,62%/năm, trong đó thu nội địa tăng bình quân 7,17%/năm.

 Chi ngân sách hằng năm tăng do thực hiện cải cách tiền lương, bổ sung các khoản phụ cấp, tăng mức chi chính sách an sinh xã hội, chi các cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh... Công tác quản lý chi ngân sách đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu, nhiệm vụ chi theo dự toán đã được bố trí như: hoạt động bộ máy các cấp, kinh phí trợ cấp cho các đối tượng chính sách và bảo trợ xã hội, hỗ trợ chính sách an sinh xã hội… Luôn đảm bảo mức tồn quỹ ngân sách để kịp thời chi cho các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách như thiên tai, dịch bệnh, an ninh quốc phòng... Thực hiện nghiêm công tác chi tiêu và thực hành tiết kiệm đúng quy định Luật Ngân sách nhà nước. Các đơn vị sự nghiệp công lập các cấp được kiện toàn sắp xếp tinh gọn bộ máy và mạnh dạn chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ[22], từng bước giảm áp lực ngân sách nhà nước.

- Tín dụng - ngân hàng:

Tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 8,9%/năm, (tăng gần 21 ngàn tỷ đồng) đưa tổng dư nợ tín dụng đầu tư cho nền kinh tế đạt 72.553 tỷ đồng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế. Nhiều chương trình, dự án trọng điểm của Tỉnh được các ngân hàng thương mại tích cực tài trợ vốn, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng một số lĩnh vực mũi nhọn của Tỉnh. 

Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tăng cường kỷ cương, kỷ luật thị trường; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, giảm lãi suất cho vay về mức hợp lý. Nguồn vốn tín dụng tập trung đầu tư đối với 05 lĩnh vực ưu tiên: phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Triển khai, thực hiện hiệu quả công tác quản lý ngoại hối, vàng trên địa bàn, giảm tình trạng đô la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế. Tổ chức cấp phép và quản lý tốt các doanh nghiệp có nhu cần thực hiện nghiệp vụ thu, đổi ngoại tệ, đại lý chi trả ngoại tệ, thanh toán vãng lai, thanh toán phi mậu dịch đối với Cam-pu-chia đúng theo quy định.

Tập trung thực hiện cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Chính phủ. Toàn Tỉnh hiện có 61 tổ chức tín dụng và chi nhánh tín dụng đang hoạt động ngân hàng gồm: 02 chi nhánh ngân hàng thương mại một thành viên Nhà nước, 01 chi nhánh ngân hàng chính sách - xã hội, 33 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, 01 ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh An Giang và 24 quỹ tín dụng nhân dân.

g) Khoa học  Công nghệ

Trong 05 năm qua, ngành Khoa học và Công nghệ đã tổ chức thực hiện 306 đề tài, dự án, mô hình (trong đó triển khai 82 đề tài cấp tỉnh; 165 đề tài cấp cơ sở; 59 dự án, mô hình nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, tập huấn và sản xuất thử nghiệm) được triển khai thực hiện trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học y dược, nông nghiệp. Tổng kinh phí thực hiện là 259 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ là 121,3 tỷ đồng (chiếm 46,83% tổng kinh phí thực hiện), nguồn xã hội hóa là 137,7 tỷ đồng (chiếm 53,17%).

Thực hiện các chương trình trọng điểm theo Quyết định số 2532/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, đã có 10 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh đã được phê duyệt thực hiện. Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh An Giang đã hỗ trợ chi phí đăng ký 140 nhãn hiệu cá thể, 10 nhãn hiệu tập thể, thanh lý hỗ trợ 04 nhãn hiệu tập thể, 15 kiểu dáng công nghiệp và 05 giải pháp hữu ích.

Có 173 cơ quan hành chính nhà nước (31 cơ quan cấp tỉnh, 11 Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố, 131 Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn) đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 và ISO 9001:2015. Hỗ trợ 10 doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và công cụ nâng cao năng suất, chất lượng (5S); trên cơ sở đó, đã giúp doanh nghiệp có nhiều cải tiến trong sản xuất, phát triển thương hiệu, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của tỉnh.

h) Hội nhập quốc tế

Nhiều hoạt động về hội nhập được đẩy mạnh thông qua các kế hoạch, chương trình kết nối, hợp tác với các tổ chức, quốc gia và vùng lãnh thổ trong nhiều lĩnh vực, như: bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng sạch, giáo dục - đào tạo, xúc tiến thương mại và đầu tư... Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được tổ chức thường xuyên, đáp ứng yêu cầu hội nhập và nâng cao năng lực hợp tác quốc tế theo Đề án số 247/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh; tăng cường đăng tải các thông tin đối ngoại, nhằm kịp thời phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 38-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài.

An ninh trật tự trên tuyến biên giới được triển khai đồng bộ, chặt chẽ, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia và Nhân dân hai bên biên giới. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch hợp tác trong công tác phòng, chống các loại tội phạm như buôn lậu, mua bán trái phép chất ma túy, buôn vũ khí, buôn bán người, vượt biên trái phép.

i) Liên kết vùng

Thực hiện Quyết định số 625/QĐ-BKHĐT ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về bộ tiêu chí xác định các dự án liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020, An Giang và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành rà soát, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu để cung cấp các nhà đầu tư. An Giang và Kiên Giang đã ký kết phối hợp trong điều tiết lũ đầu nguồn, cơ cấu mùa vụ phù hợp từ đó đã giúp cho hai địa phương ứng phó kịp thời với nước lũ hằng năm, từng bước sản xuất an toàn, hiệu quả.

Triển khai Chương trình ABCD Mê Kông gồm 04 tỉnh (An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp) phối hợp Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và Câu lạc bộ doanh nghiệp chia sẻ thông tin, kết nối để phát triển và hỗ trợ cho doanh nghiệp mở rộng thị trường trong và ngoài nước...

Đối với liên kết vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, đã tiến hành rà soát, cập nhật, bổ sung và ban hành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin vùng kinh tế trọng điểm và đề xuất Trung ương một số dự án trọng điểm, như: (1) Dự án đầu tư nâng cấp Trung tâm giống cá tra chất lượng cao tỉnh An Giang; (2) Dự án liên kết sản xuất lúa xuất khẩu các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp; (3) Dự án Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi cho vùng Tứ Giác Long Xuyên; (4) Dự án Tăng cường khả năng chống chịu sạt lở vùng giữa sông Tiền và sông Hậu; (5) Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến kênh Vĩnh Tế.

1.2.3. Thành tựu phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và Đào tạo 

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo chuyển biến về chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh[23]. Mạng lưới, quy mô giáo dục, đào tạo phát triển ở tất cả các ngành, bậc học, giáo dục nghề nghiệp và phủ khắp 156/156 xã, phường, thị trấn, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của Nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài.

Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu; tăng quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; đổi mới phương pháp giảng dạy, coi trọng giáo dục nhân cách, lối sống, đạo đức, lý tưởng cho học sinh.

Xã hội hóa lĩnh vực giáo dục đạt nhiều kết quả, số lượng cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập ngày càng mở rộng về quy mô và khối cấp học. Chất lượng giảng dạy học có nhiều tiến bộ, thu hút nhiều học sinh tham gia. Hoàn thành việc chuyển Trường Đại học An Giang trở thành thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

b) Y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, các chỉ số sức khỏe người dân ngày càng được cải thiện[24]. Tập trung đầu tư mới, sắp xếp lại các bệnh viện tuyến Tỉnh, tuyến huyện theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả khám, chữa bệnh, từng bước giảm tình trạng quá tải. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố hoàn thiện; các cơ sở y tế tư nhân tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển quy mô và số lượng.

Cùng với phát triển cơ sở vật chất, quy mô giường bệnh, nhiều dịch vụ y tế với kỹ thuật cao chuyên sâu đã phát triển: kỹ thuật can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim hở tại Bệnh viện Tim Mạch An Giang, phẫu thuật mắt bằng phaco, cắm ghép răng Implant, các phẫu thuật trong chấn thương chỉnh hình, các phẫu thuật nội soi… An Giang là tỉnh đầu tiên cả nước triển khai hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa qua hệ thống robot.

Tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh, như: bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, tả, cúm A/H5N1, đặc biệt là bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19). Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh trong Nhân dân, tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra thường xuyên nguồn nước, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, đảm bảo hoạt động kiểm dịch y tế biên giới... do đó đã khống chế tốt các dịch bệnh, không để bùng phát thành dịch.

Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình thực hiện đạt mục tiêu giảm sinh, hạn chế chênh lệch giới tính khi sinh. Duy trì tốt xu thế giảm sinh, mức giảm tỷ lệ sinh hằng năm thực hiện là 0,05‰, hạn chế tỷ lệ giới tính khi sinh (số trẻ trai/100 trẻ gái) đạt dưới 109%, tỷ lệ phụ nữ sinh tại cơ sở y tế đạt gần 100%.

c) Lao động, việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; thực hiện các quyền của trẻ em, bình đẳng giới, vì tiến bộ phụ nữ

Huy động các nguồn lực triển khai đồng bộ, có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện và nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm. Các vấn đề xã hội bức xúc được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm giải quyết; triển khai kịp thời những chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 kịp thời và chính xác[25].

Thực hiện hiệu quả Đề án sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020, sắp xếp, sáp nhập các đơn vị có cùng chức năng đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và dịch vụ việc làm[26]. Công tác đào tạo nghề nghiệp đạt hiệu quả khá tốt, số tuyển sinh học nghề đạt kế hoạch đề ra, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp từ 53,3% năm 2016 nâng lên 65% vào năm 2020. Tỷ lệ giải quyết việc làm theo hợp đồng đào tạo đạt 90%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị được kiềm chế, giữ ở mức dưới 4%. Quan hệ lao động không ngừng được xây dựng, củng cố, phát triển hài hoà, ổn định và tiến bộ hơn. Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ của Nhà nước thực hiện tốt Đề án “Tăng cường đưa lao động An Giang đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2016 - 2020”[27].

Các chính sách đối với người có công với cách mạng, đối tượng nghèo khó, đối tượng rủi ro yếu thế được quan tâm thực hiện kịp thời và đầy đủ. Tăng cường đầu tư vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Tỉnh tăng mức vay cho đối tượng tham gia xuất khẩu lao động. Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo có chuyển biến rõ rệt, số hộ nghèo giảm từ 8,45% đầu năm 2016 xuống còn 1,93% năm 2020[28].

Các quyền của trẻ em và nữ giới được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Thực hiện hiệu quả hệ thống giám sát, can thiệp, trợ giúp trẻ em bị xâm hại và đối tượng là nạn nhân bị buôn bán trở về. Đa số trẻ em được bảo vệ an toàn và tạo điều kiện phát triển toàn diện. Bình đẳng giới gắn với các mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được quan tâm hơn; các chỉ số phấn đấu về giới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội... được cải thiện. 

Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, cai nghiện phục hồi từng bước được củng cố và đi vào nề nếp. Việc lập hồ sơ người nghiện ma túy áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Quyết định số 05/2019/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh từng bước đi vào nền nếp. Công tác quản lý, tổ chức cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện tiếp tục đạt kết quả tích cực hơn.

d) Văn hóa

Nâng cao nhận thức toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị làm cho phong trào ngày càng khởi sắc và phát huy hiệu quả. Toàn Tỉnh đã công nhận 508.035 hộ gia đình văn hóa, đạt 93,49% so tổng số hộ; 865 khóm/ấp văn hóa, đạt 97,4% so tổng số khóm, ấp; 64 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, đạt 53,78% so tổng số xã; 18 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, đạt 48,65%.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, các giá trị văn hóa đặc trưng; tập trung đầu tư xây dựng, phát triển thiết chế văn hóa cơ sở. Tích cực ngăn chặn, từng bước đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội; chủ động đấu tranh có hiệu quả với các sản phẩm phi văn hóa, độc hại, hủy hoại đạo đức xã hội.

Kịp thời hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về tổ chức lễ hội, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, các quy định về quản lý, tu bổ, phục hồi di tích. Thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, quản lý âm thanh gây tiếng ồn trong các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa trên địa bàn Tỉnh. Công tác giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa được thực hiện theo đúng quy trình.

Các hoạt động văn hóa dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm, chú trọng, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ của đồng bào các dân tộc, góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn Tỉnh, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, giữ vững an ninh biên giới, lãnh thổ.

e) Thể dục thể thao

Phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đạt và vượt kế hoạch chỉ tiêu về số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và gia đình thể thao. Số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trong toàn Tỉnh từ 34% năm 2016 tăng lên 36% năm 2020; số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao từ 31,15% năm 2016 tăng lên 34% năm 2020.

Phong trào thể dụng thể thao quần chúng tiếp tục phát triển phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, đối tượng, địa bàn từ thành thị đến nông thôn, đến cả vùng núi, vùng đồng bào dân tộc. Hằng năm, tổ chức trên 500 giải thể thao, hội thao gồm bóng đá, bóng chuyền, việt dã, điền kinh, các môn võ, xe đạp, đua thuyền, cầu lông, quần vợt, bơi lội, kéo co và đẩy gậy... thu hút trên hàng trăm ngàn lượt vận động viên tham dự. Các hoạt động thể thao phục vụ có hiệu quả việc vui chơi giải trí của Nhân dân trước, trong và sau các ngày lễ lớn của dân tộc, các lễ hội của địa phương và nhiệm vụ chính trị của Tỉnh.

Hằng năm, các đội thể thao An Giang tham dự trên 70 giải thể thao khu vực, toàn quốc và quốc tế, đoạt hàng trăm huy chương các loại. Công tác xã hội hóa thể dục thể thao nói chung đã có nhiều chuyển biến tốt, nâng dần tỷ lệ đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao, đáp ứng nhu cầu tập luyện của Nhân dân. Giáo dục thể chất trong nhà trường được nâng cao cả về chất lượng và số lượng.

g) Thông tin và Truyền thông

Tổng doanh thu ngành Thông tin và Truyền thông trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 37 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách 01 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 10%/năm. Hạ tầng thông tin đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống chính trị đóng góp quan trọng vào xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cải thiện môi trường đầu tư và năng lực điều hành của bộ máy nhà nước các cấp.

Có 17 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát và 156 điểm phục vụ bưu chính, trong đó có 94 điểm bưu điện văn hóa xã, đạt tỷ lệ 85,3% số xã; còn 23 xã chưa có điểm bưu điện văn hóa xã. Tăng trưởng dịch vụ và doanh thu từ logistics và thương mại điện tử trên 30%/năm. Đã tiếp nhận và trả kết quả 1,35 triệu hồ sơ, thủ tục của công dân và doanh nghiệp thông qua dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ bưu chính công ích.

Lĩnh vực viễn thông đạt mức tăng trưởng bình quân 7%/năm. Hiện có 06 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực viễn thông, cung cấp dịch vụ điện thoại và tốc độ Internet. Đã đầu tư 2.750 trạm thu phát sóng thông tin di động, phủ sóng mạng 3G, 4G 100% địa bàn dân cư, cáp quang đến 100% khóm, ấp trong toàn Tỉnh. Có 2,453 triệu thuê bao điện thoại, mật độ sử dụng điện thoại 129 thuê bao/100 dân. Có 1,33 triệu thuê bao Internet, tỉ lệ 70%/dân số; trên 60% dân số sử dụng thiết bị thông minh.

2. Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại

2.1. Lĩnh vực quốc phòng:

Từ sau năm 1986, khi đất nước bước vào thời kỳ đối mới, phát huy truyền thống anh hùng trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ biên giới, Lực lượng vũ trang tỉnh luôn làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận biên phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc; triển khai, tổ chức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, xứng đáng là lực lượng tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân An Giang.

Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng – an ninh, những năm qua, thông qua vai trò tham mưu của cơ quan quân sự, cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể tỉnh An Giang đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, xây dựng kế hoạch, đề án triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng trong xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới”; Luật Quốc phòng, Luật Dân quân tự vệ (DQTV), Luật Lực lượng dự bị động viên, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN); các Nghị định, Quyết định của Chính phủ về xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT), phòng thủ dân sự, về công tác kết hợp kinh tế - xã hội (KT-XH) với quốc phòng - an ninh (QP-AN).

Kịp thời ban hành các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động, đề án, quy hoạch, kế hoạch[29] và triển khai thực hiện đồng bộ, chặt chẽ theo lộ trình, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương. Xây dựng nền QPTD đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần xây dựng KVPT vững mạnh, đủ sức ngăn chặn làm thất bại âm mưu và hoạt động “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, xử lý kịp thời các tình huống về QP-AN, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ vững chắc KVPT tỉnh, huyện trong mọi tình huống.

Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở luôn phối hợp chặt chẽ với LLVT trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng và hoạt động KVPT; nhất là xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, công tác vận động quần chúng, xây dựng thế trận lòng dân làm nền tảng cho xây dựng KVPT ngày càng hiệu quả, vững chắc. LLVT địa phương luôn được quan tâm xây dựng đủ về số lượng và có chất lượng tổng hợp ngày càng cao; đội ngũ cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị từng bước được chuẩn hóa, phát huy tốt vai trò lãnh đạo, điều hành. Quá trình thực hiện, chấp hành đúng chủ trương về xây dựng KVPT; các đề án, quy hoạch xây dựng thế trận KVPT và kế hoạch phát triển KT-XH gắn với QP-AN của tỉnh đều được thông qua, phê duyệt theo đúng thẩm quyền quy định.

Với đặc thù là tỉnh trọng điểm về QP-AN và nằm trên hướng phòng thủ chủ yếu đường bộ và được xác định là KVPT then chốt trọng yếu của Quân khu 9. Những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xây dựng Đề án xây dựng KVPT như: xây dựng về chính trị tinh thần, về KT-XH, về QP-AN; về khoa học -kỹ thuật, đối ngoại...

Thực hiện Đề án xây dựng KVPT tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020; quy hoạch thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ; đã triển khai xây dựng 36 công trình chiến đấu, với kinh phí hơn 216 tỷ đồng (đường hầm sở chỉ huy tổng hợp "ĐH01-AG", trận địa pháo, cối, ĐKZ bắn tàu trên sông Tiền, sông Vàm Nao; xây dựng 20 chốt chiến đấu Dân quân thường trực, Bộ đội Biên phòng trên tuyến biên giới[30]; làm cầu, đường ra chốt biên giới, trận địa SMPK12,7mm và các nền ụ chiến đấu...); quy hoạch khoan mới 06 đường hầm, cải tạo, nâng cấp 02 đường hầm và 11 hang động ở các đồi núi; quy hoạch đất để bố trí công trình quốc phòng trong các cụm tuyến dân cư, mỗi cụm tuyến dân cư bố trí từ 01 đến 02 vị trí, đến nay đã xác định được 229 vị trí. Quy hoạch 11 cụm điểm tựa phòng ngự tuyến biên giới với 159 công trình chiến đấu trong cụm điểm tựa, dự toán kinh phí 394,5 tỷ đồng, đã xây dựng hoàn thành giai đoạn 1 cụm điểm tựa Phú Hữu/An Phú gồm hầm chỉ huy tiểu đoàn và 6 lô cốt, kinh phí hơn 14,4 tỷ đồng. Xây dựng hoàn chỉnh các đài, vọng quan sát phòng không từ tỉnh đến cơ sở theo Nghị định số 74 của Chính phủ và các công trình chiến đấu hiện có của tỉnh được đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa chữa bảo đảm yêu cầu chiến đấu khi có tình huống xảy ra.

Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 152/2007/NĐ-CP của Chính phủ (nay là Nghị định số 21/2019/NĐ-CP), chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh, huyện và diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã được 499 lần lần (cấp tỉnh 06 lần, cấp huyện 35 lần, cấp xã 458 lần, có 01 lần tham gia diễn tập cùng Bộ về tác chiến chiến lược chiến trường Miền Nam và 01 lần tham gia diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu); kết quả diễn tập đều đạt mục đích, yêu cầu đề ra. Qua diễn tập khu vực phòng thủ đã vận hành đồng bộ cơ chế theo Nghị quyết 28-NQ/TW, lực lượng vũ trang đã nâng cao được trình độ chỉ huy, hiệp đồng, phối hợp trong xử trí các tình huống và cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm trong xây dựng và hoạt động KVPT.

2.2. Lĩnh vực an ninh:

Từ đại hội VI của Đảng đến nay, cả nước tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, tạo ra nhiều thời cơ thuận lợi lớn nhưng nguy cơ, thách thức cũng không nhỏ. Các thế lực thù địch tăng cường thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; triệt để lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phá hoại về tư tưởng, xuyên tạc, kích động, vu cáo, bóp méo lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng, nói xấu Đảng, Nhà nước; khai thác, thổi phồng những khó khăn, khuyết đểm của các ngành, các cấp để tác động vào tư tưởng, vào lòng tin của cán bộ, nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.

Từ bên ngoài, tình hình chính trị Campuchia luôn tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn, tác động không ít đến an ninh nước ta; các đảng phái đối lập, các hội, nhóm KKK lợi dụng vấn đề biên giới, lãnh thổ, dân tộc để chống phá chính quyền Campuchia và Việt Nam. Chúng lập các đại phát thanh dọc biên giới để tuyên truyền, tác động tư tưởng ly khai, đòi tự trị, vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp, giết người Khmer, âm mưu quốc tế hóa vấn đề người Khmer Krôm; bài xích Việt kiều và kích động hận thù dân tộc.

Bên trong, số cực đoan lợi dụng dân tộc ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên kích động người dân Khmer lấy cớ khiếu kiện đất đai nhưng thực chất là để gây rối chính trị, nhiều đối tượng quá khích sẵn sáng chống trả, tấn công lực lượng làm nhiệm vụ. Số cực đoan lợi dụng Phật giáo Hòa hảo, phát tán tài liệu xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, vu cáo, hạ uy tín, tranh giành ảnh hưởng với Ban Trị sự Trung ương PGHH, lôi kéo, kích động số tín đồ nhẹ dạ cả tin “tuyệt thực”, “tự thiêu” nhằm gây rối ANTT và chống người thi hành công vụ; kích động tiến hành “cuộc cách mạng” để “đấu tranh giành lại tự do”...Trong nội bộ, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bộc lộ ngày càng rõ nét, một số cán bộ, đảng viên, nhân sĩ trí thức thể hiện quan điểm trái chiều, hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng.

 Trước tình hình đó, Công an tỉnh An Giang đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh chủ động có kế hoạch, đối sách phù hợp, vừa giữ vững mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau với các lực lượng chức năng Vương quốc Campuchia, nhất là hai tỉnh Kandal và Tà Keo, vừa xử lý kịp thời những vấn đề nổi lên, đấu tranh làm thất bại các hoạt động phá hoại của các tổ chức phản động lưu vong, các đối tượng cực đoan lợi dụng tôn giáo, dân tộc đẩy lùi và vô hiệu hóa mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của kẻ thù.

Bên cạnh đó, với vai trò nồng cốt trong việc giữ gìn TTATXH, lực lượng công an toàn tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết 09/CP và chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và các chủ trương khác của Chính phủ trên lĩnh vực an ninh trật tự. Chủ động mở nhiều cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đi đôi với phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Đấu tranh làm giảm phạm pháp hình sự, hầu hết các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đều được điều tra khám phá; các băng, nhóm côn đồ hoạt động theo kiểu xã hội đen đều bị triệt xóa.

* Một số kết quả nổi bật trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:

a) Trên lĩnh vực đảm bảo an ninh quốc gia:

- Giai đoạn 1990-1992, lực lượng Công an tỉnh An Giang đã đấu tranh, triệt phá vụ án gián điệp mang tên “Mặt trận dân tộc Việt Nam phục quốc” do Nguyễn Văn Chức cầm đầu thực hiện âm mưu bạo loạn, ta bắt gọn toán xâm nhập gồm 28 tên, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của bọn phản động.

- Năm 2000, phát hiện và phối hợp các lực lượng chức năng của Bộ Công an đấu tranh với tổ chức đảng “Chính phủ cách mạng Việt Nam tự do” của Nguyễn Hữu Chánh, làm thất bại âm mưu khủng bố của chúng nhân kỷ niệm 25 năm ngày giải phóng miền Nam.

- Năm 2013, Công an An Giang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, Bộ Công an bóc gỡ, làm rõ 20 đối tượng hoạt động thu thập tin tức tình báo kinh tế do các thế lực thù địch bên ngoài cài cắm.

- Năm 2014, triệt phá thành công Chuyên án VHT03, bắt, khởi tố 55 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế, đã góp phần làm giảm cho ngân sách Nhà nước phải chi trả tiền hoàn thuế VAT gần 5.600 tỷ đồng.

- Năm 2016, triệt phá đường dây buôn lậu đường cát qua biên giới do Vi Ngươn Thạnh (Tỷ đường) cầm đầu, bắt 06 đối tượng, thu giữ hơn 500 tấn đường cát Thái Lan nhập lậu.

- Trên lĩnh vực an ninh nội địa, giai đoạn từ 1985 đến nay, Công an tỉnh đã phối hợp với các lực lượng liên quan xây dựng hàng trăm kế hoạch đấu tranh với các tổ chức phản động như: “Đảng nhân dân hành động”, “Liên hoa cách mạng đảng”, “Chính phủ Việt Nam tự do”, “Đảng dân chủ nhân dân”, “Việt tân”, “Đảng người Việt yêu người Việt”, “Trà đàm dân chủ”… đã khởi tố 59 vụ án, xử lý trên 110 lượt đối tượng. Điển hình, năm 2007, phối hợp với Cục An ninh Tây Nam bộ đón bắt tên Tim Sà Khorn (trụ trì chùa Thâm Đưng ở Kirivong - Tàkeo và là Phó Chủ tịch KKF ở Campuchia; chặt đứt sự chỉ đạo từ Campuchia vào An Giang.Gần đây, năm 2017, đấu tranh bắt giữ nhóm đối tượng Vương Văn Thả, Nguyễn Hoàng Nam, Bùi Văn Trung về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”; đấu tranh vô hiệu hóa hoạt động của số đối tượng trên địa bàn tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân (ở Mỹ) cầm đầu, không để hình thành tổ chức, hội nhóm chống đối trên địa bàn.

b) Trên lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn xã hội:

 Thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ, Công an tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập BCĐ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia PCTP, đồng thời, đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch chỉ đạo trong lực lượng tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm, lực lượng Công an tỉnh An Giang đã điều tra, khám phá hàng chục nghìn vụ án, Chuyên án được các cấp, các ngành và Nhân dân đánh giá cao. Điển hình như:

- Năm 2000, triệt phá đường dây buôn bán trên 100 bánh heroin, hàng nghìn viên hồng phiến do Phùng Đức Thịnh và đồng bọn thực hiện. Cũng trong năm này, Công an An Giang đã triệt xóa 03 băng nhóm cướp tài sản lưu động tại địa bàn vùng sâu của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, bắt 17 đối tượng, làm rõ 45 vụ cướp tài sản, 10 vụ hiếp dâm, 76 vụ trộm.

- Năm 2008, khám phá Chuyên án trộm cắp hơn 360 CPU máy vi tính trong các trường học ở khắp 10 tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long.

- Năm 2009, phối hợp với Cảnh sát Hoàng gia Campuchia bắt giữ băng cướp 300 lượng vàng của tiệm vàng “Quốc Thắng” do các đối tượng người Campuchia câu mốc với đối tượng người Việt Nam gây ra.

- Năm 2010, khám phá Chuyên án trộm 600 lượng vàng ở tiệm vàng “Quốc Thắng” ở huyện Tịnh Biên do Nhã “ông trời” thực hiện.

- Năm 2010, triệt xóa băng nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu xã hội đen do Võ Hoàng Hiếu, tức Hiếu “Sport” cầm đầu và 39 đồng phạm.

- Năm 2019-2020, triệt phá Chuyên án 419N đấu tranh đấu tranh ngăn chặn, khám phá đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia từ Camphuchia về Việt Nam, thu giữ hơn 31kg ma túy tổng hợp và khám phá Chuyên án 520H do Huỳnh Trần Hùng (Hùng Kề) cầm đầu, thu giữ 7 khẩu súng, hàng trăm viên đạn cùng nhiều loại ma túy.

- Năm 2020, triệt xóa tụ điểm đánh bạc, tổ chức đánh bạc ăn thua bằng tiền, tại tổ 35, ấp Hà Bao, xã Đa Phước, huyện An Phú do Nguyễn Ngọc Thuận (Út gà) cầm đầu cùng 155 con bạc liên quan, tang vật thu giữ gần 01 tỷ đồng.

- Năm 2020, khám phá Chuyên án 218H triệt phá đường dây buôn lậu “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” do Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường) cầm đầu.

- Năm 2021, triệt phá đường dây đánh bạc lô đề hơn 2.000 tỷ đồng do các đối tượng Nguyễn Thị Thủy Liên; Dương Văn Hoàng và Huỳnh Sĩ Nguyên cầm đầu.

- Thực hiện Kế hoạch số 99/KH-BCA-C06, ngày 15/3/2021 của Bộ Công an, lực lượng Công an toàn tỉnh đã triển khai vận hành, quản trị, khai thác hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và hệ thống Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân, đến nay đã tổ chức thu nhận, cấp phát CCCD cho người dân trên địa bàn vượt chỉ tiêu Bộ giao. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát, với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, lực lượng Công an tiếp tục là một trong những lực lượng đi đầu triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự trên tuyến biên giới và nội địa, góp phần tích cực cùng các lực lượng chức năng ngăn chặn hiệu quả, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.

2.3. Công tác đối ngoại:

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh rất quan tâm đến công tác đối ngoại, hoạt động đối ngoại thực hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Thành tựu đối ngoại An Giang là số lượng các đoàn khách quốc tế đến tỉnh ngày càng nhiều hơn, thông qua đó nhiều chương trình dự án thiết thực, cụ thể đã được triển khai trên địa bàn tỉnh. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, hoạt động đối ngoại ngày càng được chú trọng cả diện rộng lẫn chiều sâu, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Tỉnh An Giang đã xây dựng và giữ vững mối quan hệ hợp tác với các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời trao đổi hợp tác với các nước và vùng lãnh thổ về giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, giao lưu văn hóa...Bên cạnh đó, tỉnh cũng đả chủ động, tích cực mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức thương mại, tổ chức hợp tác quốc tế của các nước như: Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Hà Lan, Thụy Điển...

Trong các mối quan hệ đối ngoại nêu trên, tỉnh An Giang đặc biệt quan tâm đến quan hệ hợp tác với hai tỉnh Takeo và Kandal của vương quốc Campuchia. Thực hiện thông cáo chung tại cuộc họp giữa Chính phủ hai nước Việt Nam – Campuchia trong năm 2012, Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia 1983 và thông cáo báo chí năm 1995 giữa Chính phủ hai nước. Theo sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Sở Ngoại vụ đã phối hợp với các lực lượng đứng chân trên địa bàn biên giới, các cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện có hiệu quả các nội dung hợp tác với hai tỉnh bạn Campuchia trong công tác phòng chống các loại tội phạm, vượt biên trái phép, ngăn chặn kịp thời các hoạt động chống phá của các phần tử xấu nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến biên giới; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng biên giới và các cá nhân, tổ chức qua lại biên giới triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm đối tác đầu tư, trao đổi hàng hóa, du lịch...

Công tác phân giới cắm mộc trên tuyến biên giới thuộc địa bàn tỉnh cũng được quan tâm và triển khai từ năm 2006. Tỉnh đã xác định, xây dựng xong 35/46 mốc chính (33/33 mốc tiếp giáp với tỉnh Takeo, 2/13 mốc tiếp giáp với tỉnh Kandal); 93/93 cột mốc phụ và 63/63 cọc dấu tiếp giáp với tỉnh Takeo, phân giới 75,828 km đường biên giới đường bộ và đường sông. Mối quan hệ hữu nghị giữa chính quyền và nhân dân An Giang với chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Takeo và Kandal Vương quốc Campuchia ngày càng thân thiện, tăng cường sự tin cậy, hiểu biết, đoàn kết, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đẩy nhanh tiến độ phân giới cắm mốc, giữ vững biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.

Thực hiện chỉ đạo của Trưởng ban Chỉ đạo phân giới cắm mốc tỉnh, Sở Ngoại vụ cùng Đội Phân giới cắm mốc số 9 tỉnh phối hợp với: Đội Phân giới cắm mốc số 3 Campuchia tỉnh Kandal xác định và xây dựng xong 18 mốc phụ. Hiện còn 11 mốc chính hai bên chưa phân giới cắm mốc; Đội Phân giới cắm mốc số 4 Campuchia tỉnh Takeo xác định và xây dựng xong 74/74 mốc phụ, 63/63 cọc dấu, 152 điểm đặc trưng. Đã xây dựng hoàn thành 42 mốc phụ số hiệu chẵn và 28 cọc dấu số hiệu chẵn.

Sở Ngoại vụ phối hợp tốt với các lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng, Hải quan nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình công tác của Ủy ban Biên giới quốc gia và kết quả các Vòng họp của Nhóm Chuyên gia kỹ thuật – Ủy ban Liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phân giới cắm mốc trên địa bàn tỉnh; tăng cường kiểm tra hiện trạng các vị trí mốc giới đã được xây dựng trên thực địa, kịp thời báo cáo Tỉnh, Trung ương để giải quyết những vướng mắc, tồn đọng trong thực hiện phân giới cắm mốc trên địa bàn tỉnh.

Công tác ngoại giao kinh tế cũng được phát huy thông qua việc xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức đoàn công tác làm việc tại nước ngoài như: Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan, Israel, Úc, Thụy Điển, Hàn Quốc…tranh thủ kết nối hợp tác về khoa học công nghệ, về giáo dục và đào tạo, tăng cường thúc đẩy có hiệu quả hoạt động kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại và du lịch…

Ngoại giao văn hóa là một trong ba lĩnh vực trọng tâm của đường lối đối ngoại toàn diện trong thời kỳ hội nhập. Tỉnh đã tăng cường các hoạt động hợp tác, giao lưu với các nước trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch, nhằm góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng đến với du khách quốc tế và bạn bè thế giới thông qua tổ chức các sự kiện.

Hoạt động đối ngoại của tỉnh An Giang trong thời gian qua luôn hướng đến đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân, tập trung ba trụ cột đối ngoại địa phương là ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa. Hoạt động đối ngoại của tỉnh đã góp phần quảng bá, giúp bạn bè thế giới biết và hiểu đúng, đầy đủ hơn về đất nước, con người Việt Nam nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng; phục vụ hiệu quả cho Lãnh đạo tỉnh trong việc hoạch định chính sách kinh tế, đặc biệt là thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, lao động, du lịch, vận động viện trợ, giữ gìn sự ổn định về quốc phòng, an ninh…trên địa bàn tỉnh.

3. Công tác xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, hoạt động Quốc hội

3.1. Hoạt động của bộ máy Nhà nước các cấp ngày càng tiến bộ

Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp và vai trò giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục được phát huy. Tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện được sắp xếp, củng cố và xác định rõ hơn chức năng, thẩm quyền của từng cơ quan theo quy định. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên cả về trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân. Công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực ngày càng được tăng cường, nhất là trên các lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản. Công tác phản biện xã hội đã được mặt trận, các cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh quan tâm để tổ chức thực hiện, bước đầu thu được kết quả đáng phấn khởi. Hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp từng bước được nâng lên. Việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đã mang lại kết quả khá tốt; chỉ số cải cách hành chính ngày càng nâng cao, năm 2021 xếp thứ 47/63 tỉnh, thành phố; việc giải quyết hồ sơ hành chính nhanh hơn, giảm bớt phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư cho doanh nghiệp, được nhân dân và các doanh nghiệp đồng tình; chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh được cải thiện và tăng dần qua các năm; năm 2021, Chỉ số PCI của tỉnh đứng thứ 17/63 tỉnh, thành phố, và nằm trong nhóm dẫn đầu các tỉnh xếp loại (Khá); hiện các cấp của tỉnh đã đề ra các chính sách, giải pháp để vừa giữ vững vừa ngày càng nâng cao thứ hạng của tỉnh. Công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân được tập trung nhiều hơn, hầu hết các vụ việc khiếu nại kéo dài đã được giải quyết dứt điểm, giảm rõ tình trạng khiếu kiện đông người. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh. Các giải pháp “phòng” và “chống” tham nhũng được triển khai đồng bộ, công khai rộng rãi các chính sách ưu đãi đầu tư, thực hiện nghiêm túc các quy định về đấu giá, các biện pháp nhằm khắc phục sơ hở trong quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý các vụ án tiêu cực, tham nhũng ngày càng chặt chẽ hơn; những vụ án phức tạp, tồn đọng kéo dài được tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm. Nhờ vậy, trên một số lĩnh vực, công tác phòng, chống tham nhũng có chuyển biến tương đối rõ, góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng, lãng phí và giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

3.2. Công tác xây dựng Đảng được tiếp tục đổi mới khá toàn diện trên tất cả các mặt

- Công tác chính trị, tư tưởng: được quan tâm thường xuyên hơn. Việc phổ biến, học tập triển khai các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương được đổi mới theo hướng thiết thực; thực hiện thông tin 2 chiều trong đội ngũ cán bộ, đảng viên được tổ chức nề nếp. Vai trò các cơ quan thông tin đại chúng được phát huy khá đồng bộ. Các lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp, những vấn đề mà nội bộ và nhân dân quan tâm hoặc báo chí phản ánh được chỉ đạo xử lý và kịp thời định hướng thông tin, định hướng dư luận góp phần tích cực ổn định tình hình tư tưởng, tạo được sự đồng thuận ngày càng cao trong nội bộ và nhân dân.

- Công tác tổ chức xây dựng Đảng: được đẩy mạnh khá toàn diện. Công tác phát triển đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng được quan tâm chú ý, việc phân loại đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên dần đi vào thực chất. Riêng năm 2020 đã phát triển được 1.089 đảng viên mới, năm 2021 phát triển 802 đảng viên mới; số tổ chức cơ sở đảng yếu kém giảm dần, số tổ chức cơ sở đảng hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng lên. Công tác đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý được chú trọng thực hiện. Nhiệm kỳ 2015 – 2020 cấp cơ sở có 11.922 lượt cán bộ được quy hoạch cấp ủy viên, trong đó tỷ lệ cán bộ trẻ 52,2%, tỷ lệ cán bộ nữ 26,4%; cấp huyện và tương đương có 2.063 lượt cán bộ được quy hoạch vấp ủy viên, trong đó cán bộ trẻ chiếm 22%, cán bộ nữ chiếm 20%. Gắn với quy hoạch cán bộ, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ được các cấp ủy đặc biệt chú trong, tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện, vừa tăng số lượng theo hàng năm, vừa nâng lên chất lượng; vừa chú trọng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cả về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; với nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở Trung ương và địa phương, đào tạo tập trung kết hợp với học tại chức, đào tạo trong nước và nước ngoài. Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ được tiếp tục thực hiện theo hướng coi trọng thực chất; nhờ vậy, đã phát huy ngày càng tốt hơn trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu.

- Công tác kiểm tra, giám sát: được đổi mới cả về nội dung, phương pháp và được tiến hành thường xuyên, liên tục trên các lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp dễ phát sinh tiêu cực; thông qua đó đã biểu dương, khen thưởng những nơi làm tốt, những đơn vị, cá nhân làm tốt; đồng thời phát hiện và uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm kỷ luật Đảng.

- Công tác dân vận: tiếp tục đổi mới theo hướng chuyển mạnh về cơ sở và sát đối tượng quần chúng; khắc phục dần tính hình thức, hành chính; thường xuyên bám sát nhiệm vụ chính trị và góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ của địa phương. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp ngày càng chặt chẽ hơn với các chính quyền các cấp để chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống và lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân. Phong trào thi đua hành động cách mạng của quần chúng luôn được duy trì, xuất hiện ngày càng nhiều điển hình tiên tiến.

* Đặc biệt, trong thời gian gần đây, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với việc đẩy mạnh “việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các biện pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, sáng tạo với quyết tâm cao, được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên và tạo ra được những chuyển biến bước đầu; thông qua đó ý thức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, ý thức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức được nâng lên rõ rệt; tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình nội bộ ở nhiều nơi thể hiện tích cực hơn, các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng được chấp hành nghiêm túc, vai trò người đứng đầu các cấp nhìn chung được phát huy tốt hơn. Xử lý những sai phạm của cán bộ, đảng viên kiên quyết hơn; những vụ việc tham nhũng tồn đọng, dư luận quan tâm được tập trung xử lý dứt điểm, tệ tham nhũng trên các lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, tài nguyên, khoáng sản giảm dần, qui mô nhỏ hơn.

3.3. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, hướng về cơ sở

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội chú trọng phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hoá các hình thức tập hợp, vận động quần chúng; quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thi đua lao động sản xuất, giảm nghèo bền vững; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, mô hình tổ - nhóm tiết kiệm; thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa; thành lập, tham gia các hợp tác xã, tổ hợp tác; phối hợp triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững,…

Hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị; tổ chức giám sát chuyên đề một số lĩnh vực có liên quan đến lợi ích thiết thực của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Các cấp ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp, nhất là ban công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn ở ấp, khóm vững mạnh.

3.4. Hoạt động Quốc hội

Mỗi nhiệm kỳ Quốc hội đều để lại những dấu ấn riêng và đều hoàn thành trọng trách mà nhân dân giao phó, thực hiện đúng chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Cùng với sự trưởng thành, phát triển của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, các vị đại biểu Quốc hội đã góp phần hoàn thành trọng trách của mình trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước.

Kế thừa, phát huy thành tựu, kinh nghiệm của các khóa trước, Quốc hội khóa XIV không ngừng cải tiến, đổi mới, chung sức, chung lòng cùng cả hệ thống chính trị nỗ lực, trách nhiệm, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ và tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội tỉnh trên tinh thần chủ động, linh hoạt, quyết tâm cao, thích ứng nhanh với điều kiện thực tế của từng giai đoạn, đã tập trung trí tuệ, phát huy tinh thần dân chủ, đoàn kết thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ với cử tri cả nước và địa phương, tham gia các hoạt động như: phân tích, thảo luận, tranh luận, chất vấn, bám sát tình hình thực tiễn để thông qua các dự án Luật, các Nghị quyết, giám sát chuyên đề và quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại...

4. Đánh giá chung

Hơn 45 năm qua (1975-2022) Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang đã ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh để lại khá nặng nề; ra sức củng cố xây dựng chính quyền, đoàn thể các cấp; ban hành nhiều chủ trương, biện pháp ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh đưa nền kinh tế của tỉnh không ngừng phát triển. Thực hiện các nhiệm vụ chính trị qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận, nhất là chấp hành và thực hiện nghiêm túc chủ trương cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp lên mặt trận hàng đầu. Từ năm 1980, tỉnh An Giang đã có sự chuyển biến đáng kể và giành được thắng lợi to lớn; bảo vệ toàn vẹn biên giới, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, sản xuất phát triển tương đối toàn diện với tốc độ khá nhanh, phân phối lưu thông được đẩy mạnh, quan hệ lưu thông được xác lập và hoàn thành cơ bản, nhiều đổi mới trên lĩnh vực văn hóa – xã hội; ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất, văn hóa cho Nhân dân, làm tròn nhiệm vụ đối với Trung ương, làm tốt nghĩa vụ quốc tế.

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đề ra, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV đặt ra yêu cầu là phải đổi mới cơ chế quản lý để đạt các mục tiêu cơ bản về kinh tế và đời sống. Với quan điểm “dân là gốc của cách mạng” nên mọi chủ trương, chính sách của Đảng bộ đều vì lợi ích của nhân dân, trong đó, nông dân là đối tượng phục vụ và cũng là động lực cách mạng; xác định nông nghiệp – lương thực là nền tảng kinh tế, là mặt trận hàng đầu, nông dân là chủ thể, nông thôn là địa bàn chiến lược. “Tư tưởng tam nông” là một sáng tạo, một giải pháp đúng hướng của Đảng bộ đã thúc đẩy nông nghiệp An Giang phát triển, tạo nền tảng cho sự phát triển các lĩnh vực khác.

Thực hiện liên tục các nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh, từ 1986-2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang đã phát huy kết quả đổi mới, đưa sự nghiệp cách mạng lên tầm cao mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, phấn đấu đưa An Giang thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Tuy phải đương đầu với không ít khó khăn thách thức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các sản phẩm lợi thế đang trên đà phát triển; môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện; thu ngân sách tăng khá, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển ngày càng nhiều hơn. Đầu tư xây dựng cơ bản đã từng bước đi vào trọng tâm, hệ thống kết cấu hạ tầng được tập trung xây dựng, nâng cấp; các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao có chuyển biến tiến bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp thường xuyên được coi trọng, củng cố, kiện toàn, hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Từ năm 2019 đến nay, tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nguy cơ tiềm ẩn trong cộng đồng và nguồn lây nhiễm xâm nhập qua biên giới là rất cao, đặc biệt là đợt dịch lần thứ 4 diễn biến nhanh, bùng phát mạnh trên diện rộng nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng. Nhưng dưới sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ cùng với sự tập trung chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã hạn chế được một số thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tập trung cao nhất mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”: vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống, sức khỏe nhân dân.

5. Nguyên nhân đạt được

- Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ, chính quyền đã nắm vững và vận dụng các chủ trương, đường lối, quan điểm của Trung ương Đảng vào đặc điểm tình hình lợi thế của địa phương, từ đó cụ thể hóa thành các nghị quyết, chủ trương, kế hoạch thực hiện cụ thể, sát hợp; phát huy trí tuệ tập thể, tính sáng tạo, chủ động để lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

- Đảng bộ luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, xác định đây là nhiệm vụ then chốt, trong đó cán bộ là nhân tố quyết định của từng cấp, từng ngành. Do đó, trong từng nhiệm kỳ, Đảng bộ luôn quan tâm chỉ đạo công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực, mẫu mực, trong sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống; có tinh thần trách nhiệm đảm đương và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, Đảng bộ chỉ đạo mọi hoạt động của các cấp, các ngành phải hướng về cơ sở, đi từ yêu cầu của cơ sở.

-  Đặc biệt chăm lo củng cố xây dựng chính quyền các cấp; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tinh gọn bộ máy; tăng cường giáo dục cán bộ, công chức về nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội; phát huy dân chủ và tăng cường đoàn kết nội bộ; nâng cao ý thức trách nhiệm đối với nhân dân.

- Trong lãnh đạo và chỉ đạo, điều hành, Đảng bộ luôn giữ vững và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; phát huy tốt vai trò của các cơ quan tham mưu; tập trung chỉ đạo và thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu. Thường xuyên kiểm tra, giám sát chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, bức xúc trong xã hội. Coi trọng sơ kết, tổng kết thực tiễn, phát hiện và kịp thời nhân rộng các điển hình tiên tiến.

- Đảng bộ luôn động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân phát huy tinh thần tự lực, tự cường; khơi dậy, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh và lợi thế so sánh của địa phương để phát triển; tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của Trung ương và các cơ quan Trung ương. Phát động và duy trì thường xuyên phong trào thi đua yêu nước. Xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ, tính đồng thuận trong nhân dân quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

III. CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG

An Giang có truyền thống thi đua yêu nước từ những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong thời kỳ đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội; nhất là từ khi Nhà nước ban hành Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 và Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 về “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” thì phong trào thi đua yêu nước của tỉnh An Giang càng có điều kiện để phát huy một cách rộng rãi, toàn diện và vững chắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phong trào thi đua yêu nước trong tỉnh đã không ngừng phát triển rộng khắp, từ thành thị đến nông thôn, từ đội ngũ trí thức đến tầng lớp nhân dân lao động, các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đã góp phần động viên các tầng lớp nhân dân phát huy những tài năng, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất. Từ đó nền kinh tế, xã hội của tỉnh đã có phần phát triển khá toàn diện, từng bước khắc phục những khó khăn đói nghèo, lạc hậu, đời sống nhân dân và bộ mặt xã hội đã được cải thiện đáng kể, an ninh chính trị được giữ vững và trật tự xã hội đựợc ổn định.

Trong quá trình đó, Đảng bộ, chính quyền các cấp đã tích cực chỉ đạo, điều hành công tác thi đua, khen thưởng, được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia và đạt được những kết quả nổi bật.

1. Những chuyển biến trong công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua được thể hiện rõ

Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hàng năm Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có các văn bản chỉ đạo về công tác Thi đua - khen thưởng, được các cấp, các ngành, các tổ chức Mặt trận đoàn thể triển khai hưởng ứng tích cực; phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, tập trung thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội  như Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh đã đề ra; tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của tỉnh, đạt được hiệu quả thiết thực, từ đó đã tạo nên động lực cho phong trào thi đua ngày càng phát triển sâu rộng, đều khắp trên các lĩnh vực hoạt động; Phong trào thi đua đã được các ngành, các cấp, Mặt trận, các đoàn thể, các hội quần chúng… hưởng ứng với nhiều hình thức, nội dung phong phú, sát với thực tiễn, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi rộng khắp, góp phần tích cực hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm sau cao hơn năm trước.

Tỉnh đã kịp thời triển khai Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương, ban hành các văn bản quản lý về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh; phát động ký kết giao ước thi đua, sơ kết, tổng kết giữa các cụm, khối thi đua, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh và tham gia ký kết thực hiện giao ước thi đua với Cụm Thi đua các tỉnh Tây Nam bộ. Tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng. Thực hiện tốt 04 khâu trong công tác thi đua, khen thưởng: Phát hiện - Bồi dưỡng - Tổng kết - Nhân điển hình tiên tiến, tạo sự lan toả trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Những kết quả nêu trên thể hiện rõ về công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác thi đua, khen thưởng đã có những bước đổi mới đáng kể trong giai đoạn mới, góp phần khơi dậy lòng thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

2. Kết quả đổi mới trong phong trào thi  đua yêu nước

Sau khi được học tập, quán triệt nội dung, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo về đổi mới và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến theo tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW (khóaVIII); Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và sự chỉ đạo cụ thể của UBND tỉnh, phong trào thi đua yêu nước của tỉnh đã có sự đổi mới từ hình thức đến nội dung, cụ thể như sau:

- Trước hết Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động công tác thi đua, khen thưởng của địa phương, đơn vị mình. Thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Luật, Nghị định và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ để thống nhất quan điểm nhận thức và tổ chức thực hiện để mỗi tổ chức Đảng, chính quyền, đảng viên thực sự là tấm gương mẫu mực, là hạt nhân của phong trào thi đua, để quần chúng nhân dân noi theo.

- Phong trào thi đua ở cơ sở phải gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống của mỗi cán bộ, đảng viên, tạo sức lan tỏa thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước.

- Tổ chức nhiều hình thức phát động thi đua một cách đa dạng phong phú. Chú trọng việc tổ chức các phong trào thi đua theo chuyên đề, phong trào thi đua ngắn ngày với nhiệm vụ và mục tiêu thật cụ thể ở cơ sở, có sự phân công, kiểm tra theo dõi, giám sát, sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng kịp thời nên đã có tác dụng động viên khuyến khích, thu hút và nhân rộng ra nhiều địa phương, đơn vị khác.

- Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể:Thanh niên, Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ Thập đỏ… đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp trong việc vận động các tổ chức hội và hội viên của mình trong toàn bộ hệ thống chính trị. Tích cực hưởng ứng và tham gia phong trào do địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và phát động, điển hình như: Mặt trận tiếp tục duy trì phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Phong trào vì người nghèo”; Phụ nữ có phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, bình đẳng tiến bộ”; Nông dân có phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, vận động nhân dân giúp nhau xóa đói giảm nghèo”, phát triển xây dựng nhà cho hội viên nghèo; Thanh niên có phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ Tổ quốc”, “Bốn đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp”; Hội Cựu chiến binh có phong trào: “Cựu chiến binh gương mẫu”; Liên đoàn Lao động tỉnh có phong trào: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo an toàn lao động”; Các phong trào thi đua theo chuyên đề của mỗi ngành đã hòa quyện vào nhau tạo ra không khí phấn khởi, hồ hởi và tin tưởng vào sự đổi mới của đất nước do Đảng lãnh đạo, đã có tác dụng to lớn và quyết định đến việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội  cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi ngành, mỗi địa phương, đơn vị.

- Tiếp tục củng cố bộ máy, biên chế làm công tác thi đua khen thưởng từ tỉnh xuống cơ sở. Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Quy chế Thi đua, khen thưởng của tỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thường xuyên tổ chức tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, những văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Đảng, Nhà nước cho lãnh đạo và cán bộ công chức trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng.

3. Kết quả đổi mới công tác khen thưởng

Thực hiện các Chỉ thị, các văn bản của Trung ương, công tác khen thưởng ở tỉnh ngày càng đi vào thực chất, thiết thực có tác dụng kích thích các phong trào thi đua của quần chúng, khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân lao động phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Tỉnh thường xuyên triển khai các văn bản chỉ đạo để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức viên chức và người lao động về công tác thi đua, khen thưởng; đã ban hành nhiều Chỉ thị, Quyết định, Kế hoạch, Hướng dẫn, xây dựng điều chỉnh nhiều văn bản như quy chế về công tác thi đua, khen thưởng của Tỉnh, Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh. Quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét công nhận sáng kiến, cải tiến, giải pháp hữu ích để đảm bảo việc đăng ký thực hiện của cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Công tác khen thưởng chuyên đề, khen đột xuất được đẩy mạnh. Việc xét khen thưởng của Tỉnh ngày càng đi vào nề nềp, minh bạch, công bằng và công khai.

- Việc chấp hành các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng, tiêu chuẩn, đối tượng khen thưởng và hồ sơ thủ tục khen thưởng thực hiện nghiêm túc. Ngoài việc tập huấn nghiệp vụ hàng năm, các tiêu chuẩn về danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng được tóm tắt thành mẫu biểu cho mọi người dễ hiểu, dễ vận dụng. Báo cáo thành tích theo mẫu thống nhất được đưa lên trang Web của Sở Nội vụ. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả khen thưởng đều thực hiện qua Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh đã tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và phòng ngừa các biểu hiện tiêu cực.

- Công tác bình xét, suy tôn, đề nghị khen thưởng được thực hiện đúng quy trình, tiêu chuẩn và thủ tục Luật định; việc xét khen thưởng dựa trên cơ sở kết quả của các phong trào thi đua yêu nước; kịp thời biểu dương, ghi nhận những thành tích xuất sắc của các tập thể và cá nhân, qua đó công tác thi đua, khen thưởng đã trở thành động lực, biện pháp quan trọng, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh, chính trị và an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

4. Kết quả khen thưởng

- Danh hiệu thi đua:

- Hình thức khen thưởng:

* Kết quả khen thưởng thành tích kháng chiến

Thực hiện theo Thông tri số 38-TT/TW ngày 25/10/1984 và Thông tri 19/TT/TW ngày 27/2/1998 của Ban Chấp hành Trung ương về việc khen thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Thông tri số 01/TT-TC/TW ngày 28/12/1996 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn truy tặng Huân chương bậc cao đối với người có công với nước đã hi sinh hoặc từ trần…, cụ thể:

a) Khen thưởng thành tích kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ từ năm 1984 đến năm 2022 đạt được kết quả như sau:

- Chống Pháp:

+ Huân chương kháng chiến: 1.133 trường hợp;

+ Huy chương kháng chiến: 2.078 trường hợp;

- Chống Mỹ:

+ Huân chương kháng chiến: 11.465 trường hợp;

+ Huy chương kháng chiến: 15.609 trường hợp;

+ Bằng khen Thủ tướng Chính phủ: 1.990 trường hợp;

+ Bằng khen UBND tỉnh: 1.394 trường hợp.

b) Khen thưởng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”: 632 Bà mẹ.

c) Tặng kỷ niệm chương Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày: 1.893 trường hợp.

d) Huân chương Độc lập cho gia đình có nhiều liệt sĩ: 87 gia đình.

* Các tập thể, cá nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới:

- Tập thể:

+ Nhân dân và cán bộ huyện Chợ Mới (theo Quyết định số 553-KT/CTN ngày 07/11/2000).

+ Công ty Cơ khí An Giang (theo Quyết định số 606-KT/CTN ngày 20/11/2000).

+ Công ty Dịch vụ Bảo vệ thực vật An Giang (theo Quyết định số 606-KT/CTN ngày 20/11/2000).

+ Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (theo Quyết định số 159/KT-CT ngày 28/4/2000).

+ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang (theo Quyết định số 605/2001/QĐ/CTN ngày 17/8/2001).

+ Cục Thuế tỉnh An Giang (theo Quyết định số 1121/2005/QĐ-CTN ngày 28/9/2005).

+ Công ty Phà An Giang (theo Quyết định số 333/QĐ-CTN ngày 24/3/2008).

+ Nhân dân và cán bộ huyện Thoại Sơn (theo Quyết định số 791/QĐ-CTN ngày 30/5/2009).

- Cá nhân:

+ Ông Lư Đình, nguyên Giám đốc Trung Tâm Tim mạch tỉnh An Giang (theo Quyết định số 552-KT/CTN ngày 07/11/2000).

+ Ông Huỳnh Văn Thòn, Giám đcố Công ty Dịch vụ Bảo vệ thực vật An Giang (theo Quyết định số 151/2002/QĐ/CTN ngày 22/3/2002).

+ Ông Trương Minh Tiến, Giám đốc Công ty Xây lắp An Giang (theo Quyết định số 192/2005/QĐ/CTN ngày 14/3/2005).

+ Ông Trần Trung Lập, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phà An Giang (theo Quyết định số 2365/QĐ-CTN ngày 13/12/2013).

Với những thành tích đạt được của tỉnh An Giang trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong hơn 45 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là từ năm 1986 đến nay, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của tỉnh An Giang. Để ghi nhận quá trình xây dựng và phát triển trong những năm qua, động viên và khích lệ tinh thần của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh An Giang, UBND tỉnh An Giang kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước xét, tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh An Giang, nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832 – 2022)./.

CHỦ TỊCH

 

[1] tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước là 66,9 tỷ đồng; trong đó địa phương đầu tư 62,4 tỷ đồng, Trung ương 4,4 tỷ đồng

[2] Tổng vốn đầu tư xây dựng của tỉnh là 3.301 tỷ đồng (giai đoạn 1996-2000), trong đó nguồn vốn ngân sách địa phương 1.421 tỷ đồng, vốn trung ương 218,3 tỷ đồng, vốn tín dụng KCH kênh mương 409,5 tỷ đồng, vốn khác 1.252,2 tỷ đồng.

[3] Tổng vốn đầu tư gần 2.640 tỷ để khắc phục hậu quả thiên tai.

[4] Tổng vốn đầu tư giai đoạn là 8.226 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách địa phương 5.437 tỷ đồng, vốn trung ương 2.109 tỷ đồng (trong đó vốn TPCP 1.666 tỷ đồng), vốn tín dụng đầu tư 184  tỷ đồng, còn lại các nguồn vốn khác 496 tỷ đồng.

[5] Tổng vốn đầu tư cho gian đoạn này khoảng 13.490 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách địa phương 5.547 tỷ đồng, vốn trung ương 3.538 tỷ đồng (trong đó vốn TPCP 1.992 tỷ đồng), vốn tín dụng đầu tư 395  tỷ đồng, còn lại các nguồn vốn khác 4.010 tỷ đồng.

  1. Khu vực nông, lâm thủy sản tăng 2,3%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,23%, khu vực dịch vụ tăng 6,85%.
  1. Quy mô GRDP năm 2020 đạt 89.362 tỉ đồng (năm 2015 đạt 60.467 tỉ đồng), đứng thứ 5/13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (tương đương năm 2015). Cơ cấu kinh tế năm 2020: khu vực I chiếm 32,86% (giảm 8,17% so giai đoạn 2011 - 2015), khu vực II chiếm 14,4% (tăng 2,79%), khu vực III chiếm 49,09% (tăng 5,1%); thuế sản phẩm - trợ giá chính sách 3,66% (tăng 0,33%).
  1. Thực hiện Chương trình hành động số 09-CTr/TU, ngày 05/12/2016 của Tỉnh ủy về “Thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, kết quả đã đào tạo được 1.860 người, tập huấn, bồi dưỡng 22.954 người.
  1. Việc thực hiện một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính và việc cung cấp, phát triển dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích, đăng ký doanh nghiệp qua mạng và đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả đạt tích cực... Đến nay, trên địa bàn Tỉnh đã công bố tổng số 1.934 thủ tục, trong đó cấp tỉnh 1.410 thủ tục, cấp huyện 335 thủ tục, cấp xã 189 thủ tục.

[10] Chương trình Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ đã hỗ trợ cho khoảng 100 mô hình, dự án ứng dụng đổi mới công nghệ, như: nghiên cứu sinh sản nhân tạo con giống cá tra đầu tiên ở Việt Nam; nghiên cứu quy trình sản xuất nước tương không có 3-MCPD; quy trình trồng các loại cây trồng có năng suất cao, hiệu quả kinh tế (như: đậu phộng, cà chua ghép, cà tím ghép, dưa lưới)…

[11] Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2020 đạt 192 triệu đồng/ha; tăng 50 triệu đồng/ha so đầu năm 2016.

[12] Toàn tỉnh đã thu hút 60 dự án đầu tư vào nông nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 22.860 tỷ đồng, chiếm trên 18% tổng số dự án (60/332 dự án) và 32% (22.860/72.326) tổng vốn đăng ký đầu tư; so giai đoạn 2011 - 2015, số dự án bằng 56% và số vốn đăng ký bằng 179,5%.

[13] Toàn Tỉnh có 61 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 9 xã đạt 15 - 18 tiêu chí; 50 xã đạt 10 - 14 tiêu chí, 06 xã đạt 09 tiêu chí; không còn xã dưới 09 tiêu chí.

[14] Gồm: Nhà máy Điện mặt trời Sao Mai; Nhà máy Điện mặt trời Văn Giáo 1, Nhà máy Điện mặt trời Văn Giáo 2 và Nhà máy năng lượng mặt trời PEN Việt Nam.

[15] Kè chống sạt lở bờ sông Hậu bảo vệ thành phố Long Xuyên, Thủy lợi phục vụ nông nghiệp phát triển nông thôn vùng Bắc Vàm Nao; nâng cấp, hoàn thành đưa vào sử dụng 14 cầu yếu trên Quốc lộ 91 và cầu Cây Me trên tuyến ĐT 948; hoàn thành dự án kiên cố hóa sạt lở Quốc lộ 91 đoạn qua địa bàn tỉnh An Giang; nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 91C; hoàn thành giai đoạn 2 dự án nâng cấp tuyến đường phục vụ an ninh quốc phòng kết hợp đê ngăn lũ vùng tứ giác Long Xuyên đoạn từ Châu Đốc - Cửa khẩu Tịnh Biên (ĐT 955A); Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Long Xuyên; mở rộng bệnh viện Tim Mạch An Giang; trang thiết bị y tế bổ sung bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang; trùng tu khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng; nâng cấp các tuyến đường nội ô thành phố Long Xuyên; hỗ trợ nhà đối với hộ nghèo, hỗ trợ nhà người có công với cách mạng, chốt dân quân, chốt bộ đội biên phòng tuyến biên giới…

[16] Một số khu đô thị điển hình, như: Sao Mai, Bắc Hà Hoàng Hổ, Golden City An Giang, Tây sông Hậu với điểm nhấn là đô thị sông nước, khu nhà ở xã hội First Home, Tây đại học,...

[17] Bao gồm: 01 đô thị loại I là thành phố Long Xuyên; 01 đô thị loại II là thành phố Châu Đốc; 01 đô thị loại III là thị xã Tân Châu; 04 đô thị loại IV là thị trấn Núi Sập, Phú Mỹ, Tịnh Biên và Chợ Mới; 03 đô thị loại IV dự kiến trình Bộ Xây dựng trong năm 2020 là Cái Dầu, An Châu, Tri Tôn; 14 đô thị loại V.

[18] Phát triển mới 04 siêu thị, 01 trung tâm thương mại, xây dựng mới 02 chợ và di dời, nâng cấp 55 chợ; nâng tổng số hiện có 07 siêu thị, 02 trung tâm thương mại, 202 chợ truyền thống. Tổng vốn đầu tư là 415,8 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn doanh nghiệp là 393,8 tỷ đồng, chiếm 94,7%); đã hỗ trợ xây dựng 11 cửa hàng nông sản an toàn (gồm: Long Xuyên, Châu Đốc, Tân Châu, Phú Tân, Thoại Sơn, Châu Thành, Tri Tôn, Châu Phú, Chợ Mới, An Phú); xây dựng và nhân rộng được 09 chợ an toàn thực phẩm; có 39 chợ được đánh giá đạt tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. Đến nay, đã chuyển đổi được 54/202 chợ (đạt 26,7% so với tổng số chợ); kêu gọi doanh nghiệp xây dựng và đưa vào khai thác chuỗi cửa hàng tiện ích kết hợp với nông sản an toàn (43 cửa hàng Bách Hóa Xanh tại 11 huyện thị thành và 20 cửa hàng Vinmart+ tại Long Xuyên).

[19] Tổng vốn đầu tư các dự án lĩnh vực giao thông phục vụ phát triển du lịch là 3.108 tỉ đồng.

[20] Có 22 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đăng ký hơn 6.416 tỉ đồng; so giai đoạn 2011 - 2015, số dự án bằng 367% và vốn đăng ký bằng 985%.

[21] Hiện nay, An Giang có 97 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó có 01 khách sạn 4 sao, 06 khách sạn 3 sao, 07 khách sạn 2 sao, 39 khách sạn 1 sao), 13 công ty lữ hành (11 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 02 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa), 01 công ty vận chuyển đường thủy, 03 công ty vận chuyển đường thủy, 15 địa điểm tham quan (trong đó có 02 khu du lịch cấp tỉnh Núi Cấm, 01 khu du lịch quốc gia Núi Sam và 02 điểm du lịch).

[22] Toàn Tỉnh có 880 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 63 đơn vị), trong đó: cấp tỉnh có 150 đơn vị (giảm 11 đơn vị); cấp huyện có 730 đơn vị (giảm 52 đơn vị).

[23] Tỉ lệ đỗ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học quốc gia nằm trong nhóm 10 cả nước và đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong 03 năm liền (năm 2017, 2018 và 2019).

[24] Số bác sỹ/vạn dân đến năm 2020 đạt 9 bác sĩ (năm 2016 đạt 6,4 bác sĩ); số giường bệnh /vạn dân đến năm 2020 đạt 26 giường bệnh (năm 2016 đạt 18,13 giường bệnh).

[25] Đã thực hiện hỗ trợ cho 226.273 người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo với tổng kinh phí chi trả 228,449 tỷ đồng; phê duyệt danh sách 41.563 lao động thuộc các thành phần kinh tế.

[26] Hiện toàn Tỉnh có 31 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), gồm: 02 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp, 10 trung tâm GDNN và 14 cơ sở khác có tham gia đào tạo nghề nghiệp (trong đó: 01 phân hiệu trường trung cấp). Bình quân hằng năm đào tạo nghề cho gần 25.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53,3% năm 2016 lên 62,5% năm 2019, ước đạt 65% năm 2020.

[27] Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 154.129 lao động, bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho hơn 30.000 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%. Xuất khẩu lao động 1.886 lao động đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

[28] Trong đó bao gồm 01% hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội.

[29] Đã ban hành trên 200 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền QPTD và công tác QS-QP  trên địa bàn tỉnh

[30] Năm 2017, An Giang được Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng chọn làm điểm tổ chức hội nghị tham quan, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm xây dựng Chốt chiến đấu của dân quân thường trực biên giới đất liền và được Bộ Tư lệnh Quân khu nghiên cứu xây dựng đề tài khoa học nghệ thuật quân sự: "Tổ chức xây dựng và hoạt động chốt dân quân bảo vệ biên giới Tây Nam trong tình hình mới" thông qua Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài khoa học nghệ thuật quân sự cấp Bộ.

 

Liên kết hữu ích