Theo sau MIT trong 10 vị trí đầu của bảng xếp hạng lần lượt gồm ĐH Stanford (chiếm vị trí số 2), ĐH Oxford (3), ĐH Cambridge (4), ĐH Duke (5), ĐH California, Berkeley (6), ĐH Harvard (7), Trường Kinh tế và khoa học chính trị London (8), ĐH Yale (9) và ĐH Pennsylvania (10).
Viện Công nghệ Massachusetts đứng đầu Bảng xếp hạng đại học thế giới về kinh tế học và kinh doanh MIT
Cũng theo bảng xếp hạng, ĐH Quốc gia Singapore đứng đầu châu Á, chiếm vị trí 22, và ĐH Công nghệ Nanyang của Singapore được xếp ở vị trí 65.
Ngoài Singapore, 3 quốc gia Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan, cũng có trường lọt vào bảng xếp hạng. Cụ thể, Indonesia cũng như Thái Lan có 2 trường nằm trong tốp 401-500 và 500+; còn Malaysia có tới 7 trường, với một trường có vị trí cao nhất nằm trong tốp 151-175.
Bảng xếp hạng còn cho thấy ĐH RMIT (Úc) nằm trong tốp 201- 250 và ĐH La Trobe (Úc) lọt vào tốp 251-300.
Bảng xếp hạng những ĐH hàng đầu thế giới về kinh tế học và kinh doanh dựa trên 13 tiêu chí Times Higher Education dùng bình chọn cho Bảng xếp hạng ĐH thế giới. Các tiêu chí được chia thành 4 lĩnh vực: môi trường học (chiếm 30,9, % tổng số điểm), nghiên cứu (32,6%), tầm ảnh hưởng nghiên cứu (chiếm 25%, dựa trên số lần công trình nghiên cứu của trường được học giả toàn cầu trích dẫn), triển vọng quốc tế (9%) và chuyển giao kiến thức (2,5%, dựa trên thu nhập của trường từ việc bán nghiên cứu cho các doanh nghiệp).
Theo VĂN KHOA (Thanh Niên)