Không phải Tết Nguyên đán, chẳng phải Tết đoàn viên, có một ngày Tết mà con cháu dù ở bất cứ đâu cũng hướng về nguồn cội, đó là Tết (Tiết) Thanh minh. Tuy không lớn nhưng Tết Thanh minh mang nét đẹp nhân văn, gắn liền với hiếu nghĩa, đạo đức của con cháu khi tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên.
Ngày hội diễn ra tại chùa Spel Lợt (xã Vĩnh Trung, Tịnh Biên) đón Tết cổ truyền Chol Chhnam Thmay của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. Đây là hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, thể hiện việc thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác dân tộc; bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa - nghệ thuật, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Chùa Lầu (Tịnh Biên) tuy đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng, nhưng đã có nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh vào ngày cuối tuần, nhất là các bạn trẻ...
Nắng nóng kéo dài, diễn biến phức tạp, nhiệt độ trên địa bàn An Giang có lúc lên đến 360C nên nguy cơ cháy, nổ ở khu dân cư, trong các cánh rừng trên đồi núi của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên ở mức báo động cao nhất. Trước tình hình trên, nhiều hoạt động trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) mùa khô được đẩy mạnh...
Trong cuộc sống bộn bề, hối hả nơi chốn thị thành đôi khi người ta muốn tìm cho mình khoảng lặng, dừng lại để nghĩ suy. Một khoảng lặng vừa đủ để hoài niệm quá khứ hay nghĩ về tương lai, hoặc chỉ để “nhấm nháp” nỗi buồn vu vơ hay đơn giản là để nhìn ngắm, lắng nghe “hơi thở” cuộc sống!
Theo truyền thuyết, đồng đá nổi (Thoại Sơn) rộng lớn xưa kia từng xuất hiện hàng hà loại đá có hình thù đa dạng. Xen lẫn trong đó là nhiều câu chuyện về những tay “săn đá”, “săn vàng” với giấc mộng giàu sang. Cũng từ đó, hàng loạt câu chuyện kỳ bí xoay quanh đồng đá nổi cũng như miếu đá nổi được người dân lưu truyền đến nay.
Ngoài việc phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô, các hồ nước dưới chân núi ở Bảy Núi đã vô tình tạo nên bức tranh “sơn thủy” tuyệt đẹp giữa núi rừng...
Tọa lạc tại ấp Bình Hòa 2, xã Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên), vườn dâu tằm 2 Thuận đã trở thành địa chỉ quen thuộc thu hút nhiều du khách gần xa đến tham quan, thư giãn vào dịp cuối tuần.
Thấu hiểu, sẻ chia, kết nối, hỗ trợ những đối tượng yếu thế trong xã hội để họ tự vươn lên trong cuộc sống… là những công việc rất đặc thù của nghề công tác xã hội (CTXH). Từ những cụ già neo đơn đến những nạn nhân mua bán người hay các trường hợp trẻ khuyết tật nặng, những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trong bệnh viện… rất cần sự kết nối, hỗ trợ của nhân viên CTXH.
Với núi non hùng vĩ, cảnh sắc trữ tình cùng hoạt động tín ngưỡng tâm linh, An Giang là nơi duy nhất ở đất “Chín Rồng” có nhiều huyền thoại liên quan đến các vị tiên. Trong đó, những dấu vết liên quan đến truyền thuyết về các vị tiên vẫn hiện hữu đến ngày nay, trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách gần xa.
Có dịp về vùng Bảy Núi (An Giang), du khách đừng quên thưởng thức các đặc sản hấp dẫn và mua các sản phẩm độc đáo được làm từ cây thốt nốt, như: nước thốt nốt, đường thốt nốt, mức, chè, bánh bò, thạch thốt nốt, rượu, tranh lá thốt nốt,…
Sáng 26-3, tại Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây), UBND huyện Châu Phú long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 146 năm Quản cơ Trần Văn Thành chống Pháp hy sinh và cuộc khởi nghĩa Bảy thưa.
Những ngày này, tại Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú) vô cùng náo nhiệt, đông đảo người dân từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh tề tựu về vùng đất Láng Linh để tưởng nhớ một thời hào hùng của cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa do Quản cơ Trần Văn Thành chỉ huy chống Pháp.
Tháng thanh niên năm 2019, tuổi trẻ Phú Tân đã tổ chức nhiều phong trào, hoạt động sôi nổi, xung kích tình nguyện vì cộng đồng...
Trước đây, nghe nói tới “miệt kênh Thần Nông”, người trong cuộc tự hiểu đó là một nơi xa lắm, xứ “khỉ ho cò gáy” và đủ điều kiện khó khăn, lạc hậu thuộc những xã vùng sâu huyện Phú Tân. Giờ thì khác, câu chuyện của người dân tập trung nhiều nhất là làm ăn và đổi mới.
Không chỉ nổi tiếng với cảnh núi non hoang sơ, hùng vĩ cùng những di tích văn hóa, lịch sử cách mạng hào hùng, Bảy Núi còn có nhiều hồ nước tuyệt đẹp thu hút rất đông du khách, nhất là các bạn trẻ đến đây khám phá, “check-in” và lưu lại những bức ảnh ấn tượng.
Trời tháng 3 nắng hanh hao, như thiêu như đốt, báo hiệu mùa hè sắp đến. Để trốn nóng, người ta tìm chỗ thoáng mát dạo chơi, tận hưởng gió trời. Cũng nhờ cơn gió ấy, mọi người thả lên trời những cánh diều sặc sỡ, như thả lòng mình vào thư thái của trời cao. Và họ ước định với nhau rằng, đó là mùa diều.
Là ngọn núi cao nhất của huyện Thoại Sơn, núi Ba Thê sở hữu vẻ đẹp rất riêng. Nếu có dịp đến nơi này, du khách sẽ được đắm chìm trong khung cảnh thanh bình, trầm lắng…
Với slogan “Tỉ mỉ trên từng ngón tay”, Nguyễn Vũ Linh (sinh năm 1993, ngụ ấp Vĩnh Phú, Xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) đã chọn cách khởi nghiệp bằng cách sản xuất các sản phẩm thủ công từ tăm tre. Sản phẩm của chàng trai 9X được sự đón nhận của khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Với lão nông Trần Hữu Huệ (TT. Núi Sập, Thoại Sơn), sưu tập tem không chỉ là thú vui tao nhã, mà nó còn giúp ông truyền dạy cho con cháu quê mình những giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương, đất nước. “Qua từng con tem, tôi thấy ở đó dáng hình của Tổ quốc, những câu chuyện hào hùng của dân tộc, về chủ quyền lãnh thổ...”, ông Huệ nói.