Hãng tin AFP dẫn số liệu y tế chính thức cho biết tính đến 15h giờ Việt Nam ngày 15-1, châu Âu đã ghi nhận tổng cộng hơn 30 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Ngày 15-1, Việt Nam ghi nhận thêm năm ca mắc Covid-19 mới là những người nhập cảnh, trong đó có ca bệnh phải tới lần xét nghiệm thứ 4 mới phát hiện dương tính với SARS-CoV-2. Hôm nay có thêm 11 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Sau khi từ Lào trở về nước qua Cửa khẩu Lao Bảo, 67 công dân được BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Trị tiếp nhận, bàn giao cho BCH Quân sự tỉnh TT-Huế làm thủ tục cách ly theo quy định.
EU đang thúc đẩy các dự án thu thập huyết tương của những người khỏi bệnh COVID-19, được sử dụng để phục vụ cho công tác nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho các bệnh nhân.
Thị trưởng Sergei Sobyanin cho rằng tình hình sẽ sớm được cải thiện nhờ chiến dịch tiêm phòng vắcxin và người dân Moskva có thể quay trở lại cuộc sống bình thường vào tháng 5-2021.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 695.068 trường hợp mắc COVID-19 và 14.437 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 93,4 triệu ca bệnh.
Theo WHO, biến thể 501Y.V2 có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tăng đột biến không chỉ tại Nam Phi mà còn cả khu miền Nam châu Phi.
Các chuyên gia của WHO đã có mặt tại thành phố Vũ Hán và bắt đầu thời gian cách ly, trước khi bắt đầu cuộc điều tra trong một tuần để xác định nguồn gốc của COVID-19.
Chiều 14-1, Bộ Y tế công bố thêm 10 ca nhiễm Covid-19. Những người này đều từ nước ngoài về Việt Nam, được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Hà Nam, Bình Dương, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Phú Yên.
Trong bối cảnh hệ thống y tế ở nước này đang ở điểm giới hạn vì số ca mắc COVID-19 tăng mạnh mỗi ngày, Bộ Y tế Malaysia đã điều chỉnh quy định về truy vết và ưu tiên xét nghiệm COVID-19.
Một nghiên cứu của Anh cho thấy phần lớn các nhân viên y tế hồi phục sau khi mắc COVID-19 sẽ có khả năng miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2 trong vòng ít nhất 5 tháng. Tuy nhiên, nghiên cứu cảnh báo một số người vẫn có thể mang virus trong người và lây bệnh cho người khác.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 13-1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 92.170.189 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.973.998 ca tử vong.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh hồi giữa tháng 12-2020, đến nay đã lây lan ra 50 nước và vùng lãnh thổ.
Sau tiêm mũi đầu tiên không phát hiện bất thường, đến nay Học viện Quân Y đã tiêm thử nghiệm vắcxin Nanocox liều 25mcg, 50mcg và 75mcg trên các nhóm còn lại an toàn.
Tại hội nghị ngành y tế toàn quốc mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành y tế cùng lực lượng quân đội, công an và các địa phương nâng cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, không để dịch Covid-19 xâm nhập, bùng phát và lây lan; đồng thời kêu gọi mỗi người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với biểu hiện chủ quan, coi thường lợi ích cộng đồng trong phòng, chống dịch Covid-19… để đón Tết lành mạnh, an toàn.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng chống dịch theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch...
Quan chức IMF nhấn mạnh kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam có thể áp dụng tại các nước thu nhập thấp đang chỉ biết trông chờ vào vắcxin.
Cơ quan Quản lý dược phẩm EU sẽ tiếp tục đánh giá các thông tin khoa học liên quan đến chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vắcxin do công ty dược phẩm AstraZeneca sản xuất.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo là người đầu tiên được tiêm vắcxin CoronaVac do công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất và được Indonesia cấp phép sử dụng khẩn cấp hôm 11-1.
Ngày 13-1, Việt Nam sẽ bắt đầu tiêm mũi 2 vắc xin Nanocovax liều thấp nhất cho 3 tình nguyện viên nhóm 1.