Bộ Y tế đã có Quyết định 4035 về việc bổ sung Điều 1 Quyết định 2908 (ban hành ngày 12-6-2021) của Bộ trưởng Y tế. Theo đó, vaccine Pfizer BioNTech do Mỹ sản xuất với quy cách đóng gói 25 lọ/khay, 6 liều/lọ, được phép sử dụng tại Việt Nam.
Trận chiến chống giặc COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào giai đoạn quyết liệt nhất. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ gấp rút lên đường với tâm thế “đâu có giặc là ta cứ đi”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.
Chiều 21-8, Bộ Y tế thông tin thêm 11.321 ca COVID-19, trong đó 11.299 ca ghi nhận trong nước, TP.HCM và Bình Dương là hai địa phương nhiều ca bệnh nhất.
Trước đây, hắt hơi hoặc ho không phải là việc đáng lo ngại, nhưng tại thời điểm này, chỉ một vài triệu chứng nhẹ cũng có thể khiến nhiều người đặt câu hỏi Liệu mình có bị Covid-19?. Vậy biến thể Delta đã khiến dịch bệnh thay đổi thế nào?
Dù Việt Nam đã đàm phán với nhiều đối tác, ký hợp đồng mua hàng trăm triệu liều, nhưng đến nay vaccine COVID-19 vẫn về rất chậm. Để tạo nguồn cung vaccine phục vụ việc tạo miễn dịch cộng đồng sớm nhất có thể, cơ quan chức năng đang dồn lực thực hiện đồng bộ giải pháp 'kiềng ba chân', vừa mua, nhập khẩu, vừa tiến hành chuyển giao công nghệ để sản xuất, nhất là đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Y tế nghiên cứu, chỉ đạo cấp phép, sử dụng vaccine theo hướng giảm quy trình, thủ tục hành chính, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ theo quy định, thẩm quyền. Các nhà sản xuất trong nước chuẩn bị gì cho chặng nước rút?
Theo Sở Y tế TP.HCM, đến nay gần 5,3 triệu người ở thành phố được tiêm vaccine COVID-19, trong đó, 177.018 người tiêm đủ 2 mũi, tất cả đều an toàn.
Thủ tướng giao Bộ Y tế kiểm tra chất lượng, xem xét cấp phép khẩn cấp vaccine COVID-19 Hayat-Vax theo đề nghị của công ty Vimedimex.
Ngày 20-8, cả nước ghi nhận 10.657 ca nhiễm mới, trong đó có Bình Dương (4.223) đã vượt Thành phố Hồ Chí Minh (3.375) về số ca nhiễm mới. Tiểu ban điều trị cũng thông báo ghi nhận 390 ca tử vong.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định ngay trong ngày, 200 máy thở này sẽ được chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam để phục vụ công tác điều trị.
Trong gần 2 năm qua kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, lần đầu tiên cả nước phát hiện số ca nhiễm vượt mốc 10.000 ca/ngày vào ngày 19-8, trong đó số ca nhiễm trong cộng đồng tăng gần gấp rưỡi so với số ca nhiễm được phát hiện trong khu phong tỏa, cách ly.
Từ 18 giờ ngày 19-8 đến 6 giờ ngày 20-8, Hà Nội ghi nhận 14 ca dương tính mới với SARS-CoV-2; trong đó có 4 người trong một gia đình.
Tiến sỹ Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế trực thuộc Bộ Y tế (IVAC), chia sẻ ưu điểm của vaccine COVIVAC là được sản xuất bằng công nghệ trứng gà có phôi.
Chiều 19-8, Bộ Y tế thông tin thêm 10.654 ca COVID-19, trong đó có 10.639 ca ghi nhận trong nước.
Các trạm y tế lưu động sẽ được đặt ở nhà thi đấu, phòng khám đa khoa khu vực, nhà văn hóa, UBND xã, phường, hoặc nhà dân rộng rãi xa các nhà xung quanh.
Các quận, huyện ghi nhân số ca mắc mới là Hai Bà Trưng (10), Hoàng Mai (4), Đông Anh (2), Hà Đông (2), Thanh Trì (2), Ba Đình (1), Đống Đa (1), Hoàn Kiếm (1), Thanh Xuân (1) và Thường Tín (1).
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội từ 18 giờ ngày 18-8 đến 6 giờ ngày 19-8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 5 ca mắc mới thuộc chùm ho, sốt thứ phát và đều đã được cách ly. Số mắc được ghi nhận tại quận Đống Đa (4 ca), Hà Đông (1 ca).
Tính đến 18h30 ngày 18-8-2021, số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đã vượt 300.000 ca, riêng trong đợt dịch thứ 4 ghi nhận 299.105 ca.
Tính từ 18 giờ ngày 17-8 đến 18 giờ 30 phút ngày 18-8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.800 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 8.788 ca ghi nhận trong nước.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, TP.HCM cần đặc biệt lưu tâm thực hiện 5 điểm trọng yếu trong công tác phòng chống dịch Covid-19 giai đoạn hiện nay.
Ngày 18-8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, đã 4 ngày thành phố không phát sinh thêm ổ dịch mới và hiện chỉ còn 17 ổ dịch đang diễn tiến.