Sức sống “Tân Châu cảng” nơi biên giới An Giang

21/10/2019 - 19:17

 - Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.245km, đi qua địa giới hành chính 10 tỉnh của Việt Nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang và đi qua 9 tỉnh của Campuchia, gồm: Rattanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tboung Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takeo và Kampot. Trong đó An Giang tiếp giáp với 2 tỉnh Kandal, Takeo có đường biên giới dài gần 100km đi qua các địa phương, gồm: Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú, TX. Tân Châu và TP. Châu Đốc.

Sức sống “Tân Châu cảng” nơi biên giới An Giang

Vẻ đẹp hùng vĩ cánh đồng điện mặt trời dưới chân núi Cấm

Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, nhất là sự nỗ lực của lãnh đạo các tỉnh giáp biên, sự chủ động của chính quyền địa phương, tình đoàn kết của 2 dân tộc, đời sống của cộng đồng cư dân nơi đây ngày càng khởi sắc; kinh tế - xã hội phát triển đã làm thay đổi hình ảnh của một biên giới năng động và thân thiện hơn. Hướng về biên giới Tây Nam của An Giang để nhận diện rõ nét sức sống mới đang len lỏi khắp nơi.

Huyện Tịnh Biên đang có sự bứt phá khá ngoạn mục từ khi một nhà đầu tư chiến lược xuất hiện. Họ đến không chỉ góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng đô thị, dịch vụ của địa phương mà còn tác động trực tiếp đến thị trường địa ốc, mọi mặt của đời sống xã hội. Nhà máy điện mặt trời, rừng tràm Trà Sư (được ví như bảo tàng tràm Việt Nam), khu du lịch núi Cấm… đã trở thành những cứ điểm nổi tiếng thu hút hàng triệu du khách đến tham quan là những bằng chứng thực tế về sự đầu tư nghiêm túc ấy.

Tại TX. Tân Châu cũng tăng tốc không kém khi thực hiện nhiều giải pháp kích cầu, khuyến khích ưu đãi đầu tư để “chiêu mộ” những tập đoàn lớn đồng hành với chính quyền địa phương phát triển kinh tế-xã hội. Với quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tân Châu tập trung thực hiện tốt 3 mũi đột phá là tiếp tục chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế biên mậu để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chú trọng đẩy mạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, khẩn trương hoàn thành các công trình trọng điểm quan trọng như: Khu kinh tế Cửa khẩu Vĩnh Xương; nâng cấp mở rộng Tỉnh lộ 953, 952, cảng Tân Châu, cầu Tân Châu - Hồng Ngự; cầu Tân Châu-Châu Đốc, xây dựng tuyến N1 đoạn Tân Châu - Châu Đốc; nâng tầm cửa khẩu đường bộ thành cửa khẩu quốc tế; kêu gọi đầu tư xây dựng các cụm - tuyến dân cư….

Trước năm 2020 Tân Châu sẽ trở thành đô thị loại III, để sự phát triển ấy đi vào lịch sử như một mốc son của thành phố trẻ, năng động, văn minh, hiện đại, đô thị này phải là cửa ngõ giao thương đường thủy, đường bộ quan trọng của tỉnh và ĐBSCL với Campuchia và các nước ASEAN. Đi cùng với mục tiêu to lớn đó, đã có nhà đầu tư chiến lược “gật đầu” thẳng tiến đến Tân Châu. Với khát vọng trở thành “hòn đá tảng” để góp phần đưa Tân Châu đạt được thành quả ấn tượng trong tương lai, tập đoàn này đang ấp ủ xây dựng một đô thị mới - hội tụ chất lượng sống với phong cách “thương cảng”. Dự án có quy mô lên đến 100ha, tọa lạc tại trung tâm thị xã, được lấy cảm hứng sáng tạo từ ý tưởng “Tân Châu cảng” của những năm đầu thế kỷ XX theo phiên bản hoàn toàn mới.  

Chia sẻ với báo giới về vị thế của nhà đầu tư chiến lược của TX. Tân Châu, đại diện tập đoàn kinh tế này nhận xét: “Tân Châu là một trong những địa phương trọng điểm về hợp tác, cung ứng cá tra thương phẩm cho tập đoàn chúng tôi nhiều năm qua. Sắp tới, nơi đây sẽ là vùng cung ứng gạo cao cấp cho chiến lược phát triển ngành hàng mới của doanh nghiệp”.

Bí thư Thị ủy Tân Châu Nguyễn Đắc Tài khẳng định: “Cuối cùng Tân Châu đã có được nhà đầu tư hiện nằm trong “Top 20” tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam. Được biết, đơn vị này kinh doanh đa lĩnh vực đó là: bất động sản, thủy sản, dịch vụ - du lịch, đào tạo và cung ứng lao động ra thị trường nước ngoài, sản xuất dầu ăn 100% từ cá và năng lượng tái tạo. Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tầm nhìn chiến lược, tiềm lực tài chính mạnh mẽ, nhà đầu tư “Shark-tank”sẽ tạo nên “chuyện lớn” nơi cương thổ Tân Châu”.

Ngọc Huệ

 “Trai nào thanh bằng trai sông Của

Gái nào thảo bằng gái Tân Châu

Tháng ngày dệt lụa trồng dâu

Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn”

Dẫu chỉ còn là sự nhắc nhớ, khắc khoải về một hoài niệm của thời gian, nhưng hơn 5 thập niên từ những năm đầu của thế kỷ XX, Tân Châu đã là trung tâm sản xuất và buôn bán tằm tơ nổi tiếng ở Nam Kỳ và Campuchia. Với vị trí địa lý vô cùng chiến lược, Tân Châu còn là thương cảng sầm uất và là quận trù phú bậc nhất ở miền Nam lúc bấy giờ. Tái hiện phong cách sống mới mang hơi thở của “thương cảng” là khát vọng của nhà đầu tư khi quyết định dự án đô thị mới Tân Châu.

 

NGỌC HUỆ