Ông Lê Thanh Thuấn và ông Lasse Hansen đồng thuận ký biên bản hợp tác
Theo đó, SKIOLD sẽ có một thỏa thuận trị giá hàng triệu euro để tư vấn, thiết kế, cung cấp các giải pháp và thiết bị - công nghệ hiện đại cho Nhà máy do Sao Mai làm chủ đầu tư. Hơn thế nữa, SKIOLD và Sao Mai cùng hợp tác xây dựng tầm nhìn chiến lược mở rộng thị trường đưa thương hiệu hạt gạo “Made in Sao Mai - Việt Nam” vươn ra thế giới.
Có tổng diện tích xây dựng trên 20 ha, với tổng công suất 1.300.000 tấn nguyên liệu/năm. Trong đó, ở giai đoạn I là 500.000 tấn nguyên liệu/năm và sẽ tăng lên 800.000 tấn nguyên liệu/năm ở giai đoạn II, Nhà máy chế biến gạo Sao Mai sẽ là “át chủ bài” giải quyết bài toán tiêu thụ lương thực tại Việt Nam.
Tận dụng phụ phẩm từ quá trình xay xát lúa gạo (cám, tấm) sẽ được dùng làm nguyên liệu đầu vào cung cấp cho các đơn vị sản xuất thức ăn thủy sản (Sao Mai Super Feed), vỏ trấu làm chất đốt và nguồn phân bón hữu cơ sinh học. Tất cả những phụ phẩm này Sao Mai đã tiêu thụ hết 100%.
Ảnh lưu niệm giữa lãnh đạo Sao Mai Group và lãnh đạo SKIOLD (Đan Mạch)
An Giang – Đồng Tháp – Kiên Giang là khu vực trọng điểm sản xuất lương thực của cả vùng hạ lưu dòng Mekong nhưng chưa có nhà máy chế biến lúa gạo nào xứng tầm, công nghệ xay xát thô sơ không đủ uy tín để cung cấp sản phẩm chất lượng tốt nhất cho thị trường nước ngoài. Sao Mai khát vọng xây dựng đẳng cấp trở thành “con cá lớn” dẫn đầu ngành lương thực quốc gia để giải quyết tối ưu bài toán ngành nông nghiệp Việt Nam , tái cấu trúc để tăng trưởng ổn định trong tương lai.
Nhà máy sẽ được đặt tại “thủ phủ” vùng nguyên liệu góp phần tiêu thụ toàn bộ nguồn lúa gạo, đồng thời giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động, thuận tiện vận chuyển đường thủy bộ, giúp tiết kiệm chi phí, cải thiện đời sống người nông dân. Ưu thế đó sẽ đưa Nhà máy gạo Sao Mai thừa sức hướng tới việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu và thỏa mãn 12 mục tiêu sản xuất bền vững.
“Đó là vinh dự cho SKIOLD ký bản ghi nhớ với Tập đoàn Sao Mai và chúng tôi mong muốn được làm việc cùng nhau để phát triển dự án chế biến lúa gạo hiện đại này. Các công nghệ tiên tiến và bí quyết sâu rộng của chúng tôi sẽ tăng hiệu quả trong chuỗi logistic, giảm chất thải và tăng cường an toàn thực phẩm” Mr. Lasse Hansen – TGĐ SKIOLD chia sẻ.
Tập đoàn Sao Mai có 17 Cty thành viên, có đội ngũ nhân công lao động 12.000 người với chuyên môn và trình độ tay nghề cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp. Sao Mai Group đã rất thành công ở nhiều lĩnh vực: BĐS, xây dựng, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thủy sản, tinh luyện dầu ăn cao cấp từ cá (Ranee), sản xuất thức ăn thủy sản, nhà tiên phong khai thác năng lượng sạch, cung ứng lao động ra nước ngoài, kinh doanh du lịch và Sao Mai đang chuẩn bị đầu tư Bệnh viện ứng dụng công nghệ 4.0 tại Thanh Hóa. Thêm nữa, Tập đoàn khẩn trương bước vào lĩnh vực kinh doanh mới - sản xuất lúa gạo và đặt mục tiêu trở thành một trong những đơn vị cung cấp lương thực nổi bật của Việt Nam.
Nhiều năm liên tục, Sao Mai Group lọt TOP những Tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu Việt Nam, là một trong những đơn vị xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam và Sao Mai cũng đã góp mặt vào câu lạc bộ doanh nghiệp lãi nghìn tỷ.
Tin, ảnh: P.V