"Hoang đảo ma" tương đối nó, chỉ dài khoảng 350 m và được phủ một lớp đá nâu khác thường. Nhóm nghiên cứu trên chiếc tàu đó, các nhà khoa học từ chương trình Thwaites Offshore Research (THOR), đã quyết định xuống hoang đảo một thời gian ngắn để nghiên cứu sợ bộ. Họ phát hiện thành phần chính của hòn đảo bí ẩn này là đá hoa cương núi lửa (granite), một loại đá magma núi lửa xâm nhập, thường có vân rất đẹp và hay được dùng trong xây dựng với mục đích trang trí.
Sông băng tan chảy đã giúp một nhóm khoa học gia phát hiện ra hoang đảo mới bằng đá hoa cương - ảnh: UHEAS/Houston/Wellner
Nhóm nghiên cứu quốc tế quyết định đặt tên cho hoang đảo mà họ vừa khai phá là Sif, một nữ thần trong thần thoại Bắc Âu.
Theo nhà khoa học James Marschalek từ Imperal College London (thuộc Đại học London, Anh), thành viên đoàn thám hiểm, không có vật thể đá tương tự nào được xuất hiện trong bán kính 65 km quanh đó.
Nguyên nhân hòn đảo này bất ngờ xuất hiện một cách ma quái dù trước đây chưa ai từng thấy, chính là vì sông băng Đảo Pine đã giấu nó suốt bấy lâu. Khí hậu nóng dần khiến sông băng tan chảy và làm lộ ra hòn đảo.
Theo nhà địa chất học sông băng Lauren Simkins (Đại học Virginia, Mỹ), một thành viên khác của nhóm nghiên cứu cho biết quá trình tan chảy nhanh của sông băng đã làm tăng sức ép trên dải băng còn lại, khiến nó vỡ ra nhanh chóng và để lộ hòn đảo trong chớp mắt. Ngoài ra, sự kiện này cũng có thể liên quan đến một thềm lục địa bí ẩn đang trỗi dậy.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ quay lại hoang đảo này vào cuối tháng 3 khi nhiệm vụ chính kết thúc.
Theo Người lao động