Kết quả tìm kiếm cho "Ông Lê Văn Hoàng"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 5422
Sáng 18/11, trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, phục vụ thi công Dự án nâng cấp tuyến đường liên tỉnh từ huyện Châu Phú đi qua khu vực Tứ giác Long Xuyên nối với huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang, gọi tắt là ĐT.945), đoạn qua xã Tân Lập (TX. Tịnh Biên) đã gặp phải sự chống đối, tấn công quyết liệt của các thành viên trong gia đình Lê Thị Ngọc Nhan (sinh năm 1971, ngụ tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập) và chồng là Lê Văn Điền (sinh năm 1972) và các đối tượng liên quan.
Những ngày này, từ cánh đồng chân núi Ba Thê hay xã Vọng Đông (huyện Thoại Sơn) đến mảnh ruộng trải dài bạt ngàn cặp bờ kênh xã Tân Tuyến (huyện Tri Tôn) đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp không khí cười nói rôm rả của nông dân và thương lái.
An Giang đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động, đạt kết quả đáng khích lệ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch (DL), thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2024.
Ngày 14/11, trên vùng đất địa đầu biên giới Tây Nam, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) và Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Tối 14/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm “200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024)” và tưởng niệm 198 năm Ngày mất của bà Châu Thị Tế (1826 - 2024).
Trải qua 200 năm, con kênh Vĩnh Tế luôn cuộn chảy bất tận. Ngày nay, những chứng tích bên dòng kênh huyền thoại này vẫn còn nguyên giá trị, khắc ghi hào khí ngất trời của cha ông một thời mở mang bờ cõi.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Chưa đầy một ngày sau trận thua Thanh Hoá trên sân nhà, ông Phạm Anh Tuấn rời "ghế nóng" SLNA, trở thành HLV đầu tiên mất việc tại V-League mùa này.
Hàng nghìn người dân ở miền Bắc Philippines lại phải đối mặt với sự dữ dội của thiên nhiên khi cơn bão Toraji chuẩn bị đổ bộ đảo Luzon vốn đã tan hoang sau những trận lũ lụt và sạt lở đất liên tiếp.
Tỉnh An Giang đang đẩy mạnh chuỗi hoạt động tưởng nhớ, khẳng định công lao và tôn vinh đóng góp to lớn của danh thần Thoại Ngọc Hầu cùng Nhân dân trong công cuộc xây dựng kênh Vĩnh Tế; góp phần quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của dòng kênh vĩ đại này.
Theo Bộ Giao thông vận tải, trước khi thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) ban hành vào năm 2020, cả nước đã huy động gần 319.000 tỷ đồng đầu tư 140 dự án giao thông theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT. Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Nhiều người biết bà Châu Thị Tế (1766 - 1826) là chánh thất của danh thần Thoại Ngọc Hầu. Nhưng ít ai biết danh xưng “Nhàn Tĩnh phu nhân” của bà. Danh xưng này được vua Minh Mạng dụ phong sau khi bà qua đời, kết thúc viên mãn cuộc đời “kinh bang tế thế” của vợ chồng bà.