Kết quả tìm kiếm cho "ảnh nghệ thuật ĐBSCL"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 496
Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, 70 năm qua, ngành y tế An Giang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ, và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Bước vào kỷ nguyên mới, trong bối cảnh đổi mới, đòi hỏi ngành y tế có giải pháp, chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), nâng tầm chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
ĐBSCL là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua nông dân TX. Tân Châu mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tăng cường áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến để nâng cao hiệu quả sau mỗi mùa vụ.
Văn hóa Óc Eo là một trong 3 nền văn hóa cổ ở Việt Nam, cùng với Đông Sơn, Sa Huỳnh. Những kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia, khảo cổ học trong nước và quốc tế hé mở nhiều cứ liệu khoa học về nguồn gốc, nội dung, tính chất của nền văn hóa cổ Óc Eo.
Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp (HTX) có hoạt động sản xuất - kinh doanh thích ứng với biến đổi khí hậu hiệu quả, như: Chuyển đổi cây trồng vật nuôi; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; áp dụng quy trình canh tác bền vững; tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Những năm gần đây, điều trị tim mạch đã phát triển mạnh mẽ ở An Giang, giúp cải thiện đáng kể chất lượng điều trị, tiên lượng của bệnh nhân. Sự kết hợp giữa công nghệ y học hiện đại và các phương pháp điều trị tiên tiến mang lại thành tựu quan trọng, đặc biệt trong điều trị đột quỵ. Qua đó, cứu sống nhiều bệnh nhân, trong đó có người đã ngưng tim, ngưng thở.
Từng là môn thể thao thế mạnh của tỉnh An Giang trong quá khứ, nhưng bóng rổ dần rơi vào thoái trào bởi nhiều lý do. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của những người đam mê, sự quan tâm của ngành thể thao các địa phương, bóng rổ đã “hồi sinh” mạnh mẽ, được giới trẻ trong tỉnh ngày càng yêu thích.
Mỗi dịp Tết Nguyên đán, người dân lại tìm đến những điểm đến du Xuân độc đáo, không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa Xuân mà còn để hòa mình vào những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc.
Đến với An Giang, tham quan vùng đất miền Tây Nam Bộ, tìm hiểu nghiên cứu các bảo vật quốc gia thuộc nền văn hóa Óc Eo, cũng là cách để chúng ta trải nghiệm, nâng cao kiến thức, mở mang tầm nhìn về lịch sử kiến tạo và phát triển của vùng đất, con người vùng ĐBSCL. Hiện, tỉnh An Giang lưu giữ 8 bảo vật quốc gia được lưu giữ và trưng bày ở Bảo tàng tỉnh và Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo.
Thoại Sơn là huyện đầu tiên của tỉnh An Giang đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2018, vượt lộ trình kế hoạch 1 năm. Đến nay, Thoại Sơn tiếp tục trở thành huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh. Khoác lên mình chiếc áo “Nông thôn mới nâng cao”, huyện Thoại Sơn đang trở thành một miền quê đáng sống qua từng ngày.
Là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, ẩm thực đa dạng, văn hóa phong phú, An Giang được xem là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Để phát triển “ngành công nghiệp không khói” trở thành ngành động lực cho phát triển kinh tế, tỉnh An Giang nỗ lực nghiên cứu xây dựng, đa dạng các sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch đặc trưng phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương…
Xây dựng An Giang trở thành một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu của cả nước là tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của Đảng bộ, chính quyền và nông dân trong tỉnh, bởi An Giang đã hội đủ các điều kiện về tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật…
Châu Đốc - là cửa ngõ giao thương quan trọng, viên ngọc quý của vùng ĐBSCL, ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch và đầu tư của cả nước. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm giao hòa giữa sông và núi, Châu Đốc như một bức tranh thủy mặc hữu tình. Những năm qua, Châu Đốc đã tận dụng tốt những lợi thế này để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thành phố hiện đại, văn minh, trung tâm du lịch, thương mại sầm uất của khu vực.