Kết quả tìm kiếm cho "“Sản xuất lúa chất lượng ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1566
“Hơn chục năm trước, ở Phù Lãng chỉ có những người cao tuổi cần mẫn giữ nghề. Hiện nay, thế hệ trẻ năng động đã tạo ra nhiều sản phẩm gốm chất lượng”, chia sẻ của ông Lê Phú Thành, Phó chủ tịch UBND xã Phù Lãng (thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) càng khiến chúng tôi hào hứng tìm hiểu về làng nghề có truyền thống hơn 700 năm tuổi.
Xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu) là một trong những địa phương tiêu biểu cho sự phát triển nông nghiệp bền vững. Nhờ vào tiềm năng tự nhiên phong phú, sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương, Vĩnh Hòa đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống của người dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại các địa phương. Xác định ý nghĩa đó, tỉnh An Giang tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ người dân phát triển sản phẩm đặc trưng của vùng, giúp tăng thu nhập cho nông dân và nâng cao giá trị nông sản địa phương.
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva cùng dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Brazil. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các bộ, cơ quan và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.
Trong quý I/2025, Hội Nông dân tỉnh yêu cầu các cấp hội trong tỉnh tập trung củng cố tổ chức, phát huy vai trò hỗ trợ nông dân. Tăng cường tuyên truyền, định hướng để nông dân tham gia tích cực phát triển sản xuất và các phong trào tại địa phương.
Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội đạt khoảng 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo vệ và phát triển các làng nghề truyền thống của thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Ngày 27/3, Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông (1995 - 2025), với sự tham dự của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, lãnh đạo tỉnh, cán bộ khuyến nông, nông dân trên toàn tỉnh.
Nhằm xây dựng, chuẩn hóa quy trình canh tác lúa gạo tại địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình canh tác phục vụ Đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” làm cơ sở triển khai trong thời gian tới.
Thời gian qua, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ, lan tỏa trong cộng đồng dân cư và doanh nghiệp (DN). Mua bán trực tuyến trên địa bàn tỉnh có nhiều bước phát triển, đem lại những giá trị, lợi ích to lớn cho DN, người tiêu dùng (NTD). Tỉnh đang đẩy mạnh phát triển TMĐT nhằm tận dụng tối đa tiềm năng của nền kinh tế số và mở rộng thị trường cho các sản phẩm địa phương.
Năm 2025, ngành nông nghiệp và môi trường (NN&MT) An Giang đặt ra chiến lược phát triển với nhiều mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng. Trên cơ sở đó, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Châu Phú, với cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch đạt hiệu quả tích cực, từng bước hình thành vùng sản xuất theo các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực.
Thời gian qua, huyện Châu Thành tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phù hợp điều kiện của từng địa phương. Đồng thời, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng được nhiều vùng chuyên canh sản xuất tập trung với những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao.