Kết quả tìm kiếm cho "14 sản phẩm OCOP"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 443
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Chợ Mới tiếp tục phát triển, tình hình tiêu thụ nông sản thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Diện tích xuống giống lúa giảm nhẹ so cùng kỳ do chuyển dịch; thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp nhu cầu thực tế của thị trường. Địa phương đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, giúp nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh thị trường.
Ngày 20/9, Hội Nông dân TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi lần thứ X, giai đoạn 2022 - 2024. Đến dự có Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Nguyễn Minh Đức; Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch UBMTTQVN TP. Châu Đốc Huỳnh Chí Oanh; Phó Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc Phạm Văn Phúc.
Xác định thế mạnh sản xuất nông nghiệp, những năm qua, huyện Châu Thành tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất theo hướng bền vững. Trong đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp được xác định là nhiệm vụ cấp thiết nhằm làm cho chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa nông sản nâng lên và tăng lợi nhuận cho nông dân.
Ngày 17/9, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền về tình hình an ninh biên giới và một số nội dung trọng tâm năm 2024. Tham dự có 100 đại biểu là lực lượng tuyên truyền viên, cá nhân tiêu biểu và Nhân dân tại xã biên giới Vĩnh Gia, Lạc Quới (huyện Tri Tôn).
Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc nuôi cá thát lát, gia đình chị Châu Thị Thùy Diễm (xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã tìm tòi, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm từ cá thát lát ướp gia vị. Sản phẩm đang được người tiêu dùng đón nhận và có đầu ra ổn định. Việc phát triển sản phẩm chả cá thát lát còn góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương.
Những tháng đầu năm 2024, với sự nghiêm túc, quyết liệt thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ, kế hoạch của tỉnh, nên tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) duy trì xu hướng tích cực, các ngành, lĩnh vực đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho các tháng, quý tiếp theo.
Thời gian qua, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh của từng địa phương, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Châu Phú tích cực thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chủ động tiếp cận thị trường để ổn định đầu ra của sản phẩm... nhằm bắt nhịp xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững.
An Giang là tỉnh sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản nước ngọt, với vùng nguyên liệu dồi dào, đặc biệt là các mặt hàng, như: Lúa gạo, thủy sản, trái cây, rau màu, dược liệu… Chất lượng nông, thủy sản của tỉnh ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới. Trong khi đó, Kon Tum là tỉnh miền núi, có thế mạnh về sản xuất các sản phẩm từ nông sản, cây công nghiệp, sản phẩm dược liệu, đặc biệt là các sản phẩm từ sâm ngọc linh, trầm hương.
Kênh Thoại Hà thuộc loại kênh đào sớm nhất ở miền Nam, có vị trí quan trọng trong giao thông vận tải đường sông, phát triển nông nghiệp, hình thành thôn làng, dân cư...
Với trình độ chuyên môn cùng tinh thần nhiệt huyết, cống hiến vì cộng đồng, những nhân sự trẻ được tỉnh hỗ trợ trả lương về làm việc tại các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn An Giang như thổi làn gió mới vào mô hình kinh tế tập thể. Năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất - kinh doanh tăng lên là kết quả dễ thấy của chủ trương này.
Hỗ trợ “Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp” là một trong những nội dung trọng tâm được hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh An Giang chú trọng thực hiện. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất – kinh doanh (SXKD) hiệu quả, góp phần khẳng định vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Từ nay đến cuối năm 2024 và chuẩn bị Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu sản phẩm thịt gia súc, gia cầm tiếp tục tăng, trong khi nguồn cung trong tỉnh chưa đáp ứng đủ. Ngành chăn nuôi và thú y (CN&TY) An Giang tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trang trại, hộ nuôi tăng đàn, tận dụng cơ hội thị trường.