Kết quả tìm kiếm cho "3 xã cù lao Giêng"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 554
Xác định nông nghiệp là nền tảng, Chợ Mới chủ động khai thác tiềm năng đất đai; chuyển dịch màu, cây ăn trái và cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đồng thời, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian qua, Đảng bộ huyện Chợ Mới đã tăng cường lãnh, chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Huyện ủy về huy động mọi nguồn lực, thực hiện chính sách linh hoạt thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, du lịch (DL) đạt nhiều kết quả quan trọng.
Ngày 13/3, Đại hội thành viên Hợp tác xã Thanh Niên năm 2024 được tổ chức nhằm tổng kết hoạt động năm 2024 và đề ra phương hướng hoạt động năm 2025.
Là huyện nông nghiệp chủ lực, Chợ Mới đặc biệt quan tâm hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã (HTX) liên kết, hợp tác với HTX, doanh nghiệp (DN); tích cực đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ HTX. Nhờ đó, các HTX phát triển khá tốt; số lượng, chất lượng, loại hình dịch vụ đa dạng; quy mô, vốn, ngành nghề hoạt động mở rộng; xây dựng nhiều mô hình mới.
An Giang từ lâu được biết đến là một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước. Với lợi thế điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, nông nghiệp luôn đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước hiện thực hóa khát vọng làm giàu của nông dân.
Ngoài cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ, những vườn trái cây xanh ngát, trĩu quả, cù lao Giêng (huyện Chợ Mới) còn có công trình kiến trúc cổ độc đáo, tuyệt đẹp, hấp dẫn du khách. Huyện đang tập trung phát triển du lịch (DL) gắn với phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội quê hương.
Sự kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên phong phú, nét văn hóa lâu đời và quyết tâm phát triển du lịch (DL) bền vững phù hợp với mục tiêu phát triển nông thôn của người dân… đã tạo sức hút cho Cù Lao Giêng (huyện Chợ Mới) trở thành điểm đến tiềm năng, ấn tượng đối với du khách trong và ngoài nước.
Đầu Xuân Ất Tỵ, các lễ hội đã được khai hội tại các địa phương tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động lực thi đua phát triển kinh tế - xã hội.
Với khoảng 8.000 lễ hội được tổ chức trải dài khắp đất nước, lễ hội không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, mà còn thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Vài năm trở lại đây, với đại bộ phận người lao động (NLĐ), tháng Giêng không còn là “tháng ăn chơi” như quan niệm xưa cũ. Ngay sau đợt nghỉ Tết, đông đảo lao động đã trở lại công ty, hối hả vào việc. Không khí sản xuất phấn khởi không chỉ bởi tình hình lao động được duy trì ổn định, mà doanh nghiệp (DN) đều có kế hoạch sản xuất - kinh doanh (SXKD) cao hơn, tăng đơn hàng, liên tục tuyển dụng lao động…
An Giang có thế mạnh về nông nghiệp, du lịch (DL); là cửa ngõ quan trọng kết nối vùng ĐBSCL với Vương quốc Campuchia. Mục tiêu phát triển đến năm 2030, tỉnh xác định, 3 lĩnh vực trọng tâm (kinh tế nông nghiệp, phát triển DL và kinh tế biên mậu); quyết tâm biến các tiềm năng, thế mạnh này thành động lực tăng trưởng mới cho kinh tế An Giang thời gian tới.
Sáng 4/2, (tức mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam diễn ra Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025.