Kết quả tìm kiếm cho "Bánh dầy Quán Gánh"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 168
Từ khi mắc bệnh ung thư, cuộc sống của ông Trần Hữu Lập (68 tuổi, ngụ ấp Bình Phước, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới) và bà Nguyễn Thị Thu Hồng (56 tuổi, ngụ ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn) đối mặt với nỗi lo chi phí điều trị lâu dài. Hiện, gia đình họ đang rơi vào cảnh bế tắc, rất cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
Tâm dùng chút sức lực cuối cùng run rẩy cầm bút cố gắng hoàn thiện bức tranh anh luôn mang theo bên mình. Khi nét vẽ cuối cùng được hoàn thành cũng là lúc cánh tay Tâm buông lơi, cây bút rơi trên mặt đất. Nụ cười của chàng trai trẻ như hòa tan vào bản nhạc của rừng xanh, tiếng chim hót, tiếng gió thổi qua kẽ lá lao xao. Xa xa tiếng cười nói mừng vui thắng trận cũng vang lên càng lúc càng náo nhiệt.
Mang trong người căn bệnh ung thư với gia cảnh nghèo khó là thử thách khắc nghiệt đối với hoàn cảnh của gia đình bà Huỳnh Thị Nang (khóm An Phú, thị trấn Hội An, huyện Chợ Mới) và ông Võ Thành Dương (ấp Trung Phú 1, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn). Hàng ngày, cơ thể họ phải chịu cảnh đau nhức cùng cực, sức khỏe dần suy kiệt trong hoàn cảnh vất vả, khó khăn.
Huệ bán rau ở phố này cũng đã hơn hai năm. Ấy vậy mà chẳng ai hỏi tên Huệ là gì. Nếu cần mua rau, người ta chỉ ới một câu trống không: 'Này, rau'... là cô đã quay ngay lại rồi.
Cánh đồng Tà Ngáo (phường An Phú, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) nổi tiếng với biệt danh “thủ phủ” trồng thốt nốt. Người dân thống kê, trên 14.000 cây thốt nốt cổ thụ, mỗi ngày cung cấp thị trường hàng tấn đường thơm ngon.
Phở là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt. Phở được nhiều đầu bếp, chuyên gia, tạp chí quốc tế công nhận là một trong số các món ăn hấp dẫn trên toàn cầu.
Từ đỉnh núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), du khách nhìn xuống con đường bê-tông uốn lượn ngoằn ngoèo, trông như con rắn khổng lồ nằm vắt vẻo bên sườn núi. Chính nơi đây đã “rèn” những tài xế “xe ôm” trở thành “tay lái lụa” đưa rước lữ khách lên, xuống núi mưu sinh.
Lễ cúng hóa vàng là nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết của các gia đình Việt, mang ý nghĩa tiễn đưa các cụ về cõi âm, thể hiện lòng tôn kính, biết ơn Tổ tiên luôn che chở, phù hộ cho con cháu.
Tôi được mẹ sinh ra nơi mảnh làng thoi thót lở bồi trồi sụt bên bờ sông Lam phía hữu ngạn, thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm ý nghĩa cho người dân, đặc biệt là trẻ em gắn với Tết cổ truyền. Việc tái hiện không gian Tết xưa mỗi dịp Tết đến, Xuân về nhiều năm gần đây được người dân hưởng ứng và tham gia tích cực. Đây là dịp để mỗi người có cơ hội trải nghiệm, hoài niệm về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, góp phần giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Thời gian bốn mùa trôi nhanh như gió. Mới hôm nào tôi còn ngồi trong căn nhà cũ ăn mứt gừng, uống trà thơm bên nội; mới hôm nào tôi lang bạt chốn thị thành, vẩn vơ nuối tiếc về những ngày sum vầy se nồng không khí tết; mà nay lại sắp sửa đón một mùa xuân sang. Lòng tôi lâng lâng. Cận tết nên đường phố thơ mộng hẳn, trên con xe nhỏ hằng ngày, tôi vẫn chạy đến cơ quan rồi trở về nhà, tôi thấy tim mình thênh thang. Hoa mai phương Nam đã bắt đầu bung nở. Hoa đào phương Bắc được vận chuyển vào cũng đã hé những nụ búp đầu tiên, làm quen với không khí ấm áp chứ không quá rét như miền Bắc, nhuộm hồng góc phố.
Trải qua bao cái Tết “nhạt”, vội vàng trở về quê rồi vội vàng rời đi, nhiều người đã không khỏi băn khoăn, lưu luyến nhớ Tết xưa, cái Tết bình yên giản dị, nơi thời gian và không gian như ngừng trôi để lòng người bình yên đón Tết.