Kết quả tìm kiếm cho "Câu chuyện xóm nhỏ"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 966
Đã thành thói quen, chuyển sang mùa gió bấc se lạnh là lúc nhà nhà ở quê dậy lên mùi làm mắm, nấu nước mắm đồng để ăn lâu dài. Cá khô cũng vậy, dù ít hay nhiều, các bà, các mẹ rất thích tự tay làm để gia đình có sẵn nguyên liệu, thi thoảng đổi bữa cũng rất cần thiết. Năm nay, tính hết con cháu, gia đình bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú) tăng thành viên lên hơn chục người. Mới lựa được số cá tươi để làm khô, bà ngập niềm vui trong ánh mắt. “Thấy đầu trên, xóm dưới ai cũng bày mâm, bày nia ra trước ngõ là biết tới mùa làm khô, nấu nước mắm. Tôi nôn tới Tết lắm, làm mớ cá ngon để dành mừng con cháu ở xa về thăm quê, bữa cơm sum vầy sẽ càng thêm phần ấm cúng” - bà Dung chia sẻ.
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Mùa nước nổi kết thúc, người dân lại tất bật với mùa làm ăn lớn nhất của năm - mùa Tết. Đâu đó ở làng quê, cơ sở kinh doanh, nghề truyền thống… dường như Tết đã hiện hữu rõ hơn qua nhịp độ lao động cả ngày đêm.
Năm 1982, một căn bệnh nguy hiểm được đặt tên là AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch). Năm sau, các nhà khoa học phát hiện ra HIV, một virus liên quan đến AIDS. Đến năm 1988, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12), thể hiện sự ủng hộ đối với những người đang sống chung với căn bệnh HIV/AIDS, tưởng nhớ người đã chết vì căn bệnh này.
Từ năm 2018 đến nay, tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh bảo tồn, phát huy các giá trị di sản trong vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
Thời gian qua, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đang được cả hệ thống chính trị và người dân huyện Chợ Mới đồng lòng thực hiện. Nhờ đó, Chợ Mới khoác lên mình màu áo mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao...
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Thủ tướng chỉ thị phấn đấu năm 2025 hoàn thành: hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia; xóa nhà tạm cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên.
Trải nghiệm mùa nước nổi là chuyến du lịch dân dã, mà mỗi nơi đặt chân đến sẽ có một cảm nhận khác nhau. Ngắm cảnh bình minh rực rỡ, hoàng hôn lấp lánh và yên bình, đồng hành cùng người bản địa quây quần bắt cá, chế biến món ăn đồng quê… sự thú vị này không phải nơi đâu cũng có được.
Tân Châu là địa phương đầu nguồn thuộc tỉnh An Giang, nơi con sông Tiền chảy vào đất Việt. Mùa nước lên, những cánh đồng miệt này ngập sâu, cá tôm kéo nhau về nuôi sống các hộ dân làm nghề hạ bạc. Cảnh trời nước mênh mông rất đỗi nên thơ, nhưng mấy ai biết được sự bám trụ mưu sinh của bà con vùng biên luôn đầy thử thách.
Trưa nắng gắt, men theo tuyến đường nông thôn chạy qua mấy con kênh thuộc địa phận huyện Châu Thành và Châu Phú, chúng tôi bắt gặp nhiều hình ảnh dung dị, thanh bình của làng quê.
Đến nay, người dân vẫn còn mập mờ về loại gỗ làu táu xuất xứ từ đâu. Thế nhưng, những cây thẻ làm từ loại gỗ này do Quản cơ Trần Văn Thành cắm tại vùng đồng hoang thuở xưa vẫn còn nhiều điều bí ẩn được truyền miệng trong dân gian.