Kết quả tìm kiếm cho "Giếng rửa trôi"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 49
Bà con nhiều làng Chăm tỉnh An Giang sống dọc theo dòng Hậu Giang hiền hòa, cũng mang tính cách hiền hòa, chất phác như phù sa. Một mùa Tết chịu tuổi (Roya Haji) sắp về, phủ đầy ước vọng bình yên, hạnh phúc, may mắn ở từng mái nhà, từng thánh đường, trong từng nụ cười…
Bát canh cua nóng nảy, thơm lừng mùi cua đồng tháng 6, mùi rơm rạ vừa gặt, mùi rau nhút ao làng, và một thứ rau không nơi nào có, ngoài quê tôi - rau mầm mộng bông… khiến bao người thương nhớ.
Cá trê được xiên dọc bụng, đem thui trên lửa rơm cho đến khi thịt cá căng lên, nứt và phát ra tiếng xèo xèo.
Hơn 4.000 năm qua, các di tích thờ cúng Hùng Vương được các triều đại và nhân dân hương khói phụng thờ, trở thành biểu tượng tôn kính, linh nghiêm, là nguồn cội để mỗi người dân Việt Nam hướng về.
Chẳng biết từ khi nào xôi khúc đã như một phần của người Hà Nội, là một thức quà vặt thấm đẫm thời gian và văn hóa hàng rong. Chưa ai tưởng tượng tiếng rao “ai xôi lạc, bánh khúc đây” mất đi thì sẽ như thế nào? Nhưng chắc chắn món ăn thì vẫn còn ở đó…
Mọc phân tán trong rừng sâu với khí hậu rất lạnh, có khi xuống nhiệt độ âm và quanh năm sương mù bao phủ, những cây trà cổ thụ của vùng đất Mồ Sì San cho ra ba loại trà có hương vị, mầu sắc đặc trưng rất riêng: Trà xanh, hồng trà và hoàng trà.
Rửa xong chân vào nhà, chúng tôi đã thấy bánh chưng bóc sẵn, có cả giò nạc, giò mỡ. Nhà thầy chật nên thầy lấy đũa lần lượt xâu cho mỗi đứa một sóc bánh cùng miếng giò đứng ăn.
Trưa 31/12/2022 tại xã Phú Lợi (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đã xảy ra một vụ tai nạn đau lòng khi bé T.L.H.N (10 tuổi) rơi xuống trụ bê-tông rỗng tại công trình thi công cầu Rọc Sơn. Bé H.N sau đó đã rơi xuống lòng trụ sâu khoảng 35m. Đáng buồn, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra vụ việc trẻ rơi xuống hố công trình dẫn tới hậu quả đau lòng. Báo Nhân Dân xin điểm lại một vài trường hợp tương tự.
Khi những cơn gió chướng se se lạnh đi qua, nàng xuân bẽn lẽn trước ngõ mang theo tia nắng ấm áp sưởi cành mai chực chờ, len lén hé nụ đón mùa xuân rộn ràng. Xuân về Tết đến, ở mỗi vùng miền trên đất nước có những phong tục, tập quán đón Tết khác nhau. Khi những cánh mai vàng e thẹn bung nụ, nở xòe lung lay trước gió dưới làn nắng ấm là Tết đã về với vùng đất miền Tây Nam Bộ. Người dân phương Nam đón Tết với nhiều phong tục, tập quán mang đậm hương sắc và đặc trưng của vùng sông nước hữu tình.
Những ai từng trải qua thời kỳ khó khăn thiếu thốn chắc hẳn không quên được mùi vị của bát nước bỗng năm xưa.
“Hai chị em đã tát hết lượt ruộng chưa? Có kiểm tra lại bờ ruộng cẩn thận không?”. Bao năm qua, câu hỏi của mẹ tôi vẫn văng vẳng vọng về mỗi dịp chiều 30 Tết.
Đó là “Động Thủy Liêm” ở núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Địa danh này làm người ta dễ nhầm lẫn với hồ Thủy Liêm trước chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh (cũng trên đỉnh núi Cấm).