Kết quả tìm kiếm cho "Khu di tích Văn hóa Óc Eo - Ba Thê"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 215
Tháng 8 là thời điểm thích hợp cho các tín đồ du lịch trải nghiệm nhiều nơi mới lạ.
Thời gian qua, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Từ sau những công bố khoa học của Louis Malleret về nền văn hóa Óc Eo, đã có hàng trăm công trình khoa học trong và ngoài nước về nền văn hóa này và Khu di tích Óc Eo - Ba Thê đã được công bố; nhiều cuộc hội thảo chuyên sâu được tổ chức (1984, 2004, 2009); hàng trăm lượt các nhà khoa học, khảo cổ quốc tế (Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ý, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Úc, Thái Lan…) đã đến Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê tham quan, nghiên cứu…
Nhằm tiếp tục tôn vinh, quảng bá và giới thiệu những nét đặc sắc, độc đáo giá trị của bảo vật đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, ngày 28/7, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm”.
An Giang có lợi thế vị trí chiến lược địa kinh tế, địa chính trị, có cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông và là vùng nông nghiệp đặc hữu với điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, nguồn nước ngọt... mang đến nhiều cơ hội, tiềm năng để tỉnh phát triển trên các trụ cột kinh tế - xã hội (KTXH). Tận dụng tốt lợi thế, tỉnh đang đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo phát triển đô thị bền vững theo hướng từ đô thị xanh đến đô thị thông minh trên cơ sở đảm bảo phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn.
Những nỗ lực của tỉnh giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế An Giang tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ (GRDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,6%; 6 tháng đầu năm 2023 tăng 6,6%), nhưng chưa đạt kịch bản đề ra (tăng từ 7,46 - 8,12%). Để hoàn thành mục tiêu GRDP năm 2024 tăng 7,5 - 8,5%, đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê có tổng diện tích bảo vệ 433,2ha, gồm: Khu A ở sườn núi và chân núi Ba Thê là 143,9ha, Khu B ở cánh đồng Óc Eo 289,3ha.
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự kiện này, một lần nữa cho thấy vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.
Bên cạnh các lĩnh vực đang hợp tác tốt đẹp giữa An Giang và Ấn Độ thời gian qua, như: Khảo cổ, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu văn hóa..., thì 2 bên vẫn còn nhiều tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực: Du lịch, lương thực, thực phẩm, dược liệu, y tế, đặc biệt là mảng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo mà Ấn Độ có thế mạnh.
Từ những biểu hiện vật chất còn lại của Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê đã minh chứng sự tồn tại của một nền văn hóa gắn liền với Vương quốc Phù Nam - một quốc gia giàu có và hùng mạnh ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên cho đến Thế kỷ VII. Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là điểm trung chuyển giao thương chủ yếu giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương qua eo biển Kra ở miền Nam Thái Lan lúc bấy giờ. Tài sản này chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu cho một trong các nền văn minh cổ đã biến mất.
Ngày 21/5, Tổng Lãnh sự Ấn Độ Madan Mohan Sethi và viên chức Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đã đến thăm, làm việc tại tỉnh An Giang và chào xã giao Thường trực UBND tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy chủ trì buổi tiếp đoàn.
Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh An Giang tuy chỉ chiếm 5,1% dân số toàn tỉnh, nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tỉnh xem việc chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong vùng đồng bào DTTS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, huy động cả hệ thống chính trị và nguồn lực xã hội cùng thực hiện.