Kết quả tìm kiếm cho "Kim ngạch xuất khẩu gạo"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 785
Năm 2025, Sở Công Thương sẽ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tham gia xúc tiến thương mại và tiếp cận thị trường tiềm năng. Đồng thời, tuyên truyền DN chủ động phát triển nguồn nguyên liệu xanh, sạch để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của nông sản An Giang trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt 15,72 tỷ USD; nhập khẩu 11,32 tỷ USD; xuất siêu gần 4,4 tỷ USD.
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 99/NQ-CP và các chỉ đạo về hội nhập, tỉnh An Giang đã chủ động cụ thể hóa tinh thần đó trong các kế hoạch, chương trình hành động về thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA), mang lại những kết quả tích cực.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam hiện vẫn ở mức 399 USD/tấn, thấp hơn 228 USD/tấn so với mức giá trung bình năm 2024.
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, Việt Nam xuất khẩu 2,2 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,14 tỷ USD, tăng 0,6% về khối lượng nhưng giảm 19,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ngày 24/3 đã quay lại mốc 400 USD/tấn, bám sát giá gạo xuất khẩu cùng chủng loại của Thái Lan (401 USD/tấn) và cao hơn gạo cùng chủng loại của Ấn Độ 4 USD/tấn.
Sau khi tổ chức sắp xếp tinh gọn bộ máy hiệu lực, từ ngày 1/3/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 15 (An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Cà Mau) hiện có 100 tổ chức tín dụng (36 ngân hàng, 61 quỹ tín dụng Nhân dân và 3 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô). NHNN đã ban hành, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ về tiền tệ, tín dụng, lãi suất và hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
An Giang - vùng đất giàu tiềm năng của ĐBSCL, đứng trước cơ hội lớn để bứt phá và đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10% vào năm 2025. Để biến mục tiêu này thành hiện thực, tỉnh cần có sự quyết tâm cao độ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp. Với những giải pháp đồng bộ và hiệu quả, An Giang hoàn toàn có thể hiện thực hóa mục tiêu này, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Là địa phương có sản lượng lúa gạo thuộc top đầu khu vực ĐBSCL, An Giang đang nỗ lực nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hướng tới mục tiêu xuất khẩu đến các thị trường khó tính.
Ngày 7/3, Chính phủ Ấn Độ đã bất ngờ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm. Đây là một đòn nữa giáng mạnh vào các nước xuất khẩu gạo trong bối cảnh giá gạo đã giảm rất mạnh trong thời gian qua.
Riêng 2 tháng đầu năm 2025 kim ngạch song phương Việt Nam-Indonesia đạt 2,65 tỷ USD và hai bên phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sáng 5/3, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thời gian tới, cùng với tập trung đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, ứng phó với cạnh tranh thương mại.., các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện việc tinh gọn bộ máy và chuẩn bị cho việc sắp xếp đơn vị hành chính.