Kết quả tìm kiếm cho "Lễ tế Thiên"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 13542
Để đưa vào vận hành đúng tiến độ, Công ty Điện lực An Giang khẩn trương hoàn thiện các dự án thuộc công trình lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh An Giang.
Vượt qua 24 dự án ở các tỉnh, thành phố, chị Lê Thị Phương Thảo (Cơ sở Tân Phú Hưng, thị trấn An Phú, huyện An Phú) vừa đoạt giải 3 ở bảng B, với dự án “Nâng tầm giá trị của chiếc chiếu truyền thống thành những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại” tại Cuộc thi ý tưởng/dự án khởi nghiệp xanh - phát triển bền vững.
TX. Tân Châu đạt chuẩn đô thị loại III, nhưng số người yếu thế còn khá nhiều. Trước thực tế này, thị xã vận động các nguồn lực khác nhau để chăm lo, giúp người dân có cơ hội tiếp cận dịch vụ cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong cuộc sống, nếu mâu thuẫn không được giải quyết kịp thời, dứt điểm; người trong cuộc không biết kiềm chế bản thân thì sẽ xuất hiện hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó, họ vừa mất đi tình nghĩa, tình cảm vì mâu thuẫn không đáng, vừa chịu sự nghiêm trị của pháp luật.
Chiều 26/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế tại Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết phi dự án “Kỹ năng thành công” và phi dự án “Tăng cường sự tham gia của trẻ em và thanh, thiếu niên với sự đa dạng về tính dục, giới tính trong quá trình phát triển chính sách ở Việt Nam - Tiếng nói cầu vồng” (gọi tắt là phi dự án Tiếng nói cầu vồng).
Chiều ngày 26/11, tại huyện Châu Phú, Công ty Điện lực An Giang tổ chức nghiệm thu đóng điện công trình “Cải tạo, nâng công suất T1 – 40MVA thành 63MVA trạm 110kV Cái Dầu”. Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) ông Hứa Thanh Nhàn tham dự chỉ đạo công tác đóng điện. Ngoài ra, còn có lãnh đạo Ban Quản lý dự án lưới điện miền Nam; Phó Giám đốc Công ty Điện lực An Giang ông Hà Thanh Phong, cùng nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan đến dự.
Cộng đồng đồng bào các dân tộc thiểu số tại Bình Phước hiện chiếm 19,67%. Trên địa bàn có 58 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó có 5 xã và 25 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Thời gian qua, ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang được phát huy.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra. Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, các đại biểu tập trung thảo luận, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng.
“Với niềm tin và khát vọng phát triển, An Giang luôn sẵn sàng chào đón doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư đến để tìm kiếm cơ hội, cùng hợp tác phát triển, bằng lòng nhiệt tình, thân thiện và cởi mở” - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng nhấn mạnh.
Nằm trong vùng ĐBSCL, tỉnh An Giang vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, nhiều cảnh quan tươi đẹp. Tuyến biên giới giáp Vương quốc Campuchia dài gần 100km, với các cửa khẩu quốc tế, quốc gia, thuận tiện cả đường thủy lẫn đường bộ. Về mặt địa - kinh tế, An Giang được xem là trung tâm kinh tế thương mại kết nối giữa 3 thành phố lớn: TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ và TP. Phnom Penh (Campuchia).
Với vị trí địa lý chiến lược, An Giang đang nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn tại khu vực ĐBSCL. Tỉnh sở hữu nhiều lợi thế để phát triển bền vững, đặc biệt là tài nguyên du lịch (DL) phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.