Kết quả tìm kiếm cho "Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 127
Qua bao mùa nước nổi trên dòng Mekong hùng vĩ, chú I Sa (65 tuổi, ngụ khóm Hà Bao 1, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đều lưu lại mực nước lũ dưới sàn nhà của mình. Mỗi khi, du khách tham quan thánh đường Darul Eih San soi bóng bên dòng sông Hậu sẽ biết được mùa nước nổi lên, xuống từng năm.
Bên cạnh công tác chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, các cấp, ngành tại TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đặc biệt quan tâm hỗ trợ vốn, đào tạo nghề và kết nối việc làm, xem đây là giải pháp căn cơ giúp bà con thoát nghèo bền vững.
Bên cạnh lợi thế nông nghiệp, An Giang còn được thiên nhiên ưu đãi điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch (DL), như: DL tâm linh, DL sinh thái, DL khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa - lịch sử... Khi đặt trong mối liên kết vùng ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ, thế mạnh DL càng được phát huy.
Kể từ khi nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tour du lịch làng Chăm để tìm hiểu đời sống văn hóa cộng đồng, thưởng thức ẩm thực, thăm cơ sở dệt thổ cẩm… trở thành sản phẩm du lịch (DL) đặc sắc của các hãng lữ hành trong và ngoài nước.
Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm An Giang sinh sống tập trung chủ yếu ở huyện An Phú, Châu Phú, TX. Tân Châu. Cùng với làng Chăm Châu Phong (xã Châu Phong, TX. Tân Châu), làng Chăm Đa Phước (thị trấn Đa Phước, huyện An Phú) dần trở thành một trong những địa điểm du lịch (DL) cộng đồng nổi tiếng, thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Với những lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hóa truyền thống, người dân thân thiện, giàu lòng mến khách. Thời gian qua, TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đã tập trung nguồn lực phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch (DL).
Gió thanh bình. Không gian xanh ngát. Giọng lão Đoàn gọi lớn. Các cháu lại đây, lại đây ông cho kẹo. Lũ trẻ vây quanh lão Đoàn, mặt đứa nào cũng hí hửng, vui thích đưa cánh tay của mình ra chờ đợi. Sự xuất hiện của lão ở quán nước dưới tán đa cổ thụ làm không khí ở góc làng trở nên náo nhiệt. Hoa sử quân tử vừa duyên dáng vừa rực rỡ đang khoe sắc trên giàn phía bên.
Trong quá trình chuyển tiếp sang thời đại công nghiệp, nỗi trăn trở của thế hệ trước và cái nhìn của lớp trẻ về nghề truyền thống như 2 đường song song. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm ở xã Châu Phong (TX. Tân Châu) cũng vậy. Đôi bên đều thấu hiểu trăn trở của nhau, khi nghề xưa thiếu người tiếp nối, còn hiệu quả kinh tế không đáp ứng được mức sống hiện tại. Khi các chính sách khuyến khích đưa giá trị làng nghề truyền thống vào du lịch (DL), thế hệ con cháu ở làng Chăm lần lượt trở về, sát cánh bên gia đình và cộng đồng để viết câu chuyện mới cho quê hương mình.
Khi quyết tâm xây dựng những xã nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, phương châm “Toàn diện, nâng cao và bền vững” được An Giang chú trọng thực hiện. Tỉnh quyết tâm rút ngắn khoảng cách thành thị - nông thôn, phát huy vai trò chủ thể của người dân để xây dựng NTM thật sự trở thành những “miền quê đáng sống”.
Hiện, tỉnh An Giang có gần 17.000 tín đồ theo đạo Hồi (Islam), tập trung ở các huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên. Đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm tỉnh An Giang luôn hòa quyện với phong tục tập quán, bà con sinh hoạt tôn giáo ở 12 thánh đường, 16 tiểu thánh đường. Với người Chăm An Giang, Ramadan là tháng rất quan trọng, linh thiêng với cả cộng đồng. Năm nay, tháng Ramadan năm 2024 (tức năm 1445 Hồi lịch) diễn ra từ ngày 11/3 đến ngày 9/4/2024.
26 di sản đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề may áo dài truyền thống Trạch Xá, lễ hội chùa Thầy, lễ hội diều Bá Dương Nội, nghề làm bánh tráng Túy Loan…
Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống từ lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở An Giang. Sự công phu, tỉ mỉ và sắc sảo trên thổ cẩm tạo nên giá trị đặc biệt và mang đậm dấu ấn văn hóa của đồng bào Khmer.