Kết quả tìm kiếm cho "Tân Châu – tình yêu và cuộc sống"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 3803
Không biển hiệu hào nhoáng, không giờ làm cố định, nghề xe ôm là cuộc mưu sinh lặng lẽ trên từng cung đường nhỏ. Sau tay lái ấy là những phận người bền bỉ với cuộc sống. Từ người đàn ông luống tuổi nuôi thân bằng cuốc xe vài chục ngàn, đến người phụ nữ dầm mưa, dãi nắng lo toan cho gia đình. Mỗi vòng quay bánh xe là một lát cắt cuộc đời, giản dị mà sâu sắc.
Nguyễn Hữu Thiên Ân, chàng trai sinh năm 1999, đã đưa văn hóa Việt vào những chiếc bánh fondant đầy màu sắc. Từ hình ảnh mâm cơm Tết đến chân dung người bà, mỗi tác phẩm của Thiên Ân là một câu chuyện, một khát vọng đưa bản sắc dân tộc Việt ra thế giới qua nghệ thuật làm bánh.
Những năm qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) trong tỉnh thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong mọi hoạt động, phong trào thi đua, khẳng định vai trò trong việc chăm lo đời sống cho hội viên phụ nữ ngày càng tốt hơn.
Nhằm giúp độc giả có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân, diễn biến và những hệ lụy từ căng thẳng giữa Israel và Iran, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi với nhà báo Phạm Phú Phúc, nguyên Phó Trưởng Ban Biên tập Tin thế giới (Thông tấn xã Việt Nam), chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế.
Công dân Châu Thành Đang (ngụ xã Phú Xuân, huyện Phú Tân) tranh chấp đòi lại đất Trường Tiểu học Phú Xuân (điểm phụ A2), đề nghị bồi thường thiệt hại từ việc xây dựng 2 phòng học trong 27 năm qua. Theo kết quả xác minh của cơ quan chức năng, địa phương, thông tin do các bên tranh chấp cung cấp đều không có cơ sở xác định nguồn gốc sử dụng đất hợp pháp; hiện trạng đất tranh chấp tồn tại 2 phòng học là tài sản công.
Trong hành trình nuôi dưỡng và giáo dục con cái, kỳ vọng của cha mẹ là điều không thể tránh khỏi. Những kỳ vọng ấy xuất phát từ tình yêu thương và khát vọng cho con có một cuộc sống tốt đẹp hơn thế hệ trước. Tuy nhiên, khi kỳ vọng vượt qua giới hạn phù hợp, nó vô tình trở thành áp lực lớn đối với con cái.
Báo chí Việt Nam mang trong mình sứ mệnh lịch sử, từ thời sơ khai với số báo quốc ngữ đầu tiên, truyền bá văn hóa, thông tin, kinh tế, cho đến nền báo chí cách mạng anh hùng, vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng cách mạng.
Sáng 20/6, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Hội Nhà báo tỉnh An Giang phối hợp Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang tổ chức khai mạc triển lãm ảnh chủ đề: “Báo chí An Giang đồng hành cùng cả nước góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp”.
Trong những chuyến đi của nghề báo, tôi được cùng nông dân trải nghiệm những điều gần gũi, mộc mạc ở chốn ruộng đồng. Đó là những bài học bổ ích, là “tư liệu sống” cho trang viết, là những điều được chắt lọc từ sự dày dạn của người nông dân quanh năm một nắng hai sương.
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) diễn ra trong thời điểm rất đặc biệt, khi cả nước chuyển mình bước vào kỷ nguyên mới. Đội ngũ làm báo cũng “nhập cuộc”, sẵn sàng tâm thế mới cho giai đoạn mới, tiếp tục nắm giữ vai trò chủ đạo “người ghi chép lịch sử”.
Gần 50 năm hình thành và phát triển (19/8/1975 - 19/8/2025), Báo An Giang đã thực hiện tốt sứ mệnh cơ quan ngôn luận của Đảng, chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh, giữ vững quốc phòng - an ninh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới Tây Nam. Từng chặng đường phát triển, Báo An Giang luôn nhất quán phương châm “Thông tin nhanh, đúng sự thật, vì lợi ích chung của cộng đồng”.
Các cán bộ tham gia trại hè dành cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt cũng không nhớ chính xác họ đã có mặt lần thứ mấy. So các tỉnh, thành phố lân cận, hơn 10 năm nay, trại hè được tỉnh An Giang duy trì tổ chức mang nhiều ý nghĩa: Ưu tiên cho các em lần đầu tiên được trải nghiệm, hành trình nhiều ngày ra ngoài tỉnh để mở mang tầm nhìn, trau dồi kỹ năng. Trên hết, đây là món quà xứng đáng trong kỳ nghỉ hè vì các em đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn để đạt thành tích tốt sau 1 năm học tập.