Kết quả tìm kiếm cho "Tỉnh lộ 954"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 147
Ngày 2/11, đoàn đại biểu HĐND tỉnh An Giang và HĐND huyện Phú Tân đã tiếp xúc 80 cử tri 2 xã Phú Thọ, Phú An và thị trấn Chợ Vàm trước kỳ họp cuối năm 2023.
Chiều 1/11, Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang Nguyễn Văn Du làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát tiến độ thi công cầu Châu Đốc.
Ngày 31/10, tại hội trường UBND xã Phú Thạnh, đại biểu HĐND tỉnh An Giang và huyện Phú Tân đã tiếp xúc 80 cử tri của 3 xã: Long Hòa, Phú Lâm và Phú Thạnh trước kỳ họp cuối năm 2023.
Quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là lĩnh vực đang được quan tâm hàng đầu tại ĐBSCL, trong đó có tỉnh An Giang. Một khi tháo được “điểm nghẽn” này, kinh tế - xã hội khu vực mới phát triển vượt bậc, xứng tầm. An Giang đang kỳ vọng bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sớm thực hiện lời hứa hỗ trợ tỉnh.
Hướng đến mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thông suốt, tạo liên kết với các địa phương với nhau, thời gian qua, huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) đã tranh thủ các nguồn lực để tập trung đầu tư, nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông ngày càng hoàn chỉnh.
Để kịp thời khắc phục hậu quả sạt lở, ngăn chặn nguy cơ sạt lở tiếp diễn nguy hiểm, ảnh hưởng tính mạng, tài sản Nhà nước và Nhân dân, UBND tỉnh An Giang kiến nghị Trung ương hỗ trợ 3 dự án khắc phục sạt lở khẩn cấp, với tổng kinh phí khoảng 397 tỷ đồng, từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023. Tỉnh cam kết thời gian thực hiện giải ngân, đảm bảo công tác thi công và hoàn thành các dự án trong năm 2024.
Đến nay, huyện Phú Tân có 1 đô thị loại IV (thị trấn Phú Mỹ), 1 đô thị loại V (thị trấn Chợ Vàm) và đang lập hồ sơ đề nghị nâng xã Hòa Lạc lên đô thị loại V. Hạ tầng đô thị từng bước được đầu tư phát triển, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã góp phần đô thị hóa nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
“Đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch” là một trong 3 khâu đột phá, được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Thời gian qua, tỉnh An Giang tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, đồng bộ với mạng lưới giao thông cấp vùng và khu vực.
Không chỉ tiếp giáp nhau bởi dòng sông Tiền cung cấp nước ngọt quanh năm, An Giang và Đồng Tháp còn là 2 tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, cùng có biên giới giáp Campuchia, có lợi thế lớn về trồng lúa, cây ăn trái, rau màu, nuôi trồng thủy sản… Trong nỗ lực hợp tác giữa An Giang - Đồng Tháp, hệ thống giao thông đồng bộ có ý nghĩa quan trọng.
Xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông góp phần phát triển kinh tế, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Sở Giao thông vận tải (GTVT) An Giang tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định 2605/QĐ-UBND, ngày 8/11/2021 quy hoạch giao thông đường bộ và đường thủy đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là cơ sở quan trọng để triển khai các dự án giao thông trên địa bàn.
Ngày 3/7, đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang bắt đầu đợt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, tại 4 địa phương trong tỉnh (huyện Chợ Mới, Phú Tân, Tri Tôn và TX. Tịnh Biên).
Chiều 30/6, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải An Giang Nguyễn Phú Tân chủ trì Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Giao thông vận tải An Giang lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025).