Kết quả tìm kiếm cho "Trạm Biến áp 110kV"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 25
Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty Điện lực An Giang (PCAG) vẫn nỗ lực hoàn thành công tác cung cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy với chất lượng cao, đáp ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, khu vực Nam Bộ bước vào cao điểm nắng nóng nhiệt độ 37 - 380C, nên nhu cầu sử dụng điện, nước của các hộ dân tăng rất cao. Đây cũng là lúc các doanh nghiệp (DN) bước vào giai đoạn tăng cường hoạt động sản xuất nên sản lượng điện dùng cho sản xuất - kinh doanh (SXKD) tăng mạnh. Giai đoạn từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 10 hàng năm là thời điểm nhu cầu sử dụng điện của phụ tải cao nhất trong năm.
Đầu năm mới, về thăm nhiều địa phương, chúng tôi cảm nhận được niềm tin và kỳ vọng của đồng chí, đồng bào gửi gắm Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Đó là cần phải phát huy cao nhất tinh thần đổi mới, quyết liệt hành động, gần gũi, nắm bắt tâm tư của cử tri và nhân dân, tiếp tục sâu sát thực tiễn đời sống để quyết đáp kịp thời các quyết sách lớn, đưa hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của Quốc hội lên tầm cao mới.
Ngày 30/9, tại Trạm Biến áp (TBA) 110kV Chợ Mới, Công ty Điện lực An Giang đã tiến hành đóng điện công trình “Thay MBA T2-40MVA bằng MBA 63MVA TBA 110kV Chợ Mới”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây đã thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của tập đoàn, cùng lý do nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời.
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam (Quyết định 2068/GĐ-TTg, ngày 25/11/2016) với những mục tiêu lớn: Ưu tiên sử dụng năng lượng sinh khối cho sản xuất điện; nâng tỷ lệ sử dụng phế thải của các cây công nghiệp, nông nghiệp cho mục đích năng lượng từ 45% năm 2015 lên 50% năm 2020, khoảng 60% năm 2030 và 70% năm 2050.
Ngoài đáp ứng đủ, ổn định nhu cầu sử dụng điện của toàn tỉnh An Giang, ngành điện lực được kỳ vọng phát triển mạnh hơn nữa, đủ công suất phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), đặc biệt là khi tỉnh mở cửa mời gọi đầu tư nhiều công trình, dự án lớn.
Ngày 14/10, tại Kiên Giang, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức Lễ đóng điện vận hành cấp điện áp 110kV giai đoạn 1, công trình đường dây 220kV vượt biển Kiên Bình - Phú Quốc. Đây là công trình đường dây vượt biển trên không cấp điện áp 220kV dài nhất khu vực Đông Nam Á được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam.
Sáng 13/5, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh chủ trì buổi làm việc với đại diện Công ty Điện lực An Giang để nắm tình hình sản xuất- kinh doanh, cung ứng điện năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022.
Theo ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn đặt mục tiêu đến năm 2022, sẽ có 100% thiết bị lưới điện truyền tải và 80% thiết bị lưới điện 110 kV được số hóa.
Ngày 10-10, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức buổi lễ công bố hoàn thành dự án đưa điện lưới quốc gia ra xã đảo Nhơn Châu bằng cáp ngầm. Đây là một trong những dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), do Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) làm đại diện chủ đầu tư.