Kết quả tìm kiếm cho "Vàm Láng"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 320
Chào mừng Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và 136 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2024), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh An Giang phát động các cấp công đoàn tích cực thi đua thực hiện công trình, phần việc cụ thể để chào mừng. Trong đó, có 3 công trình giá trị lớn được LĐLĐ tỉnh An Giangtổ chức gắn biển cấp tỉnh.
Tứ giác Long Xuyên (TGLX) với vị trí là một khu vực địa - kinh tế quan trọng ở miền Tây Nam Bộ. TGLX hiện nay có diện tích tự nhiên 498.14ha, thuộc 3 địa phương: An Giang, Kiên Giang và TP. Cần Thơ. Quá trình hình thành khu vực này đã lưu dấu công lao của nhiều bậc tiền nhân.
Trải qua 2 thế kỷ, kênh đào Vĩnh Tế (1824 - 2024) chắn đầu biên giới Việt Nam - Campuchia làm nhiệm vụ xác lập chủ quyền bờ cõi, bảo đảm an ninh, quốc phòng của Tổ quốc. Đồng thời, con kênh bồi đắp phù sa cho nhiều ngàn héc-ta đất nông nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên, phát triển giao thương rộng khắp và cung cấp nguồn thủy sản dồi dào phục vụ đời sống người dân.
An Giang có lợi thế vị trí chiến lược địa kinh tế, địa chính trị, có cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông và là vùng nông nghiệp đặc hữu với điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, nguồn nước ngọt... mang đến nhiều cơ hội, tiềm năng để tỉnh phát triển trên các trụ cột kinh tế - xã hội (KTXH). Tận dụng tốt lợi thế, tỉnh đang đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo phát triển đô thị bền vững theo hướng từ đô thị xanh đến đô thị thông minh trên cơ sở đảm bảo phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn.
Bắt nguồn từ hữu ngạn dòng Mekong, kênh Vĩnh Tế có chiến lược quan trọng bậc nhất trong hệ thống kênh đào miền châu thổ Cửu Long. Giờ đây, ven bờ Vĩnh Tế, nhà cửa khang trang, tạo nên sức sống phồn thịnh, cư dân biên giới luôn ghi nhớ công ơn mở mang bờ cõi của bậc tiền nhân.
Từ năm 2023 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) An Giang đã nghiệm thu, thực hiện nhiều nhiệm vụ, đề tài, danh mục KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở, phục vụ hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong đó, nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN được nhân rộng, phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội.
Việc khánh thành và đưa vào sử dụng tuyến tránh Long Xuyên không chỉ tạo thuận lợi lưu thông, giải tỏa ùn tắc giao thông qua trung tâm tỉnh mà còn mở rộng không gian đô thị cho TP. Long Xuyên là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút thêm nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đến đầu tư tại An Giang.
Nếu kết hợp khai thác hợp lý nguồn cát biển và cát sông cho các công trình trọng điểm của ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh thì nguồn cung vật liệu cát có thể đáp ứng được yêu cầu. Hai vấn đề cần đặt ra là giải quyết nhanh về thủ tục khai thác các mỏ cát trên sông Tiền, sông Hậu và đánh giá khách quan, khoa học về tác động của cát biển khi làm đường cao tốc.
Từ giữa tháng 3 đến tháng 5 (âm lịch) hàng năm, các đình thần đồng loạt tổ chức lễ kỳ yên để gửi gắm niềm tin, mong cầu cuộc sống bình an, no ấm, mùa màng bội thu. Hòa cùng nét văn hóa lâu đời ấy, vào ngày 9 - 11/5 (âm lịch) hàng năm, tại xã cù lao Bình Thủy (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) sôi nổi diễn ra các hoạt động mừng lễ kỳ yên, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Sau khi được UBND tỉnh An Giang cấp bản xác nhận khai thác mỏ cát theo cơ chế đặc thù của Quốc hội và Chính phủ, các đơn vị thi công tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua địa bàn tỉnh đều tập trung nhân lực, vật lực, tăng cường các mũi thi công, không quản ngày đêm, ngày nghỉ, cuối tuần. Một số nhà thầu vừa nỗ lực hoàn thành phần cầu trên tuyến trong năm 2024 theo kế hoạch, vừa tranh thủ thi công phần đường chính khi nguồn cát được đưa về.
Hiện nay, nguồn lợi thủy sản nước ngọt tự nhiên ngày càng cạn kiệt do nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng đến sự cân bằng hệ sinh thái tự nhiên lẫn sinh kế truyền thống của rất nhiều người dân vùng sông nước.
Khi màn đêm buông tĩnh mịch, cũng là lúc ngư phủ lầm lũi mưu sinh bằng nghề cào cá trên sông Hậu. Quanh năm, họ lấy ghe làm nhà, trăng sao làm bầu bạn, xuôi ngược đó đây theo con nước châu thổ Cửu Long.