Kết quả tìm kiếm cho "bắt ốc bươu vàng"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 39
Mùa nước lên trở thành mùa vui đánh bắt “của trời cho”, đã và đang về đến đồng bằng. Cuộc sống nhờ vậy thêm phần nhộn nhịp, rôm rả, nhất là trên những cánh đồng. Mọi người rủ nhau tìm con cá, con cua. Có người kiếm thêm thu nhập, cũng có người tham gia cho vui, ôn lại một phần tuổi thơ lớn lên ở vùng sông nước.
Trong dịp Tết Trung thu, ngoài mâm cỗ trông trăng với các sản vật đặc trưng của mùa thu và bánh nướng, bánh dẻo, còn có những món ăn độc đáo khác chỉ có vào thời gian này. Đó là các món liên quan đến ốc, trong đó có ốc nấu thả - một món ăn cổ vừa được phục dựng.
Được người quen cho mượn 2 ao đất trống với diện tích 14.000m2, cộng thêm việc nắm bắt nhu cầu của thị trường, ông Đỗ Văn Nhiều (ngụ xã Bình Hòa, huyện Châu Thành) cải tạo môi trường thuận lợi để phát triển mô hình nuôi ốc bươu đen. Với mô hình này, ông Nhiều vừa bán được ốc bươu đen thương phẩm, vừa cung cấp lượng ốc giống cho những nông hộ có nhu cầu phát triển.
Khi công tác phối hợp được thực hiện đồng bộ, thống nhất, hoạt động thả tái tạo nguồn lợi thủy sản thu hút sự tham gia đông đảo của các tổ chức, doanh nghiệp (DN), người dân, tín đồ tôn giáo. Những loài thủy sản được chọn thả là những loài giúp bảo tồn đa dạng sinh học, có giá trị kinh tế, mang lại lợi ích cho cộng đồng; giảm thiểu phát tán những loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại, ảnh hưởng môi trường sinh thái.
Mặc dù bị ảnh hưởng thời tiết, năng suất lúa vụ thu đông 2021 thấp hơn cùng kỳ, nhưng bù lại, giá bán tốt và tiêu thụ thuận lợi. Đây là động lực để ngành nông nghiệp và nông dân tiếp tục triển khai sản xuất vụ đông xuân 2021-2022 theo kế hoạch.
Chúng tôi lại lênh đênh trên dòng nước trĩu nặng phù sa, trĩu nặng tâm tình của người miền Tây, ráng gom cho trọn hương vị mùa nước nổi vào lòng mình. Mà ôm làm sao xuể cái cảm giác nửa quen nửa lạ, nửa xa nửa gần. Nhìn vào hiện tại, con nước giờ lạ lẫm, trái tính trái nết, nên người ta cứ bâng quơ nhắc “hồi xưa…”, “lúc trước…”, rồi mải mê đi tìm lại “lộc” của tự nhiên.
Bắt đầu cuộc trò chuyện, mấy người bạn phương xa đều hỏi tôi: “Con nước năm nay thế nào?”. Họ nhớ man mác mùa nước nổi năm xưa, lạ lẫm nhìn cánh đồng bàng bạc một màu nước kéo dài đến chân trời, nhớ vị cá linh điên điển, nhớ không gian miệt vườn Nam Bộ. Nhưng họ nhớ một, thì người quê xứ này lại nhớ đến mười. Con nước ngày càng đỏng đảnh, dùng dằng đến trễ đi sớm, bỏ mặc bao người thương mong…
Thời điểm này, nhiều người dân tại xã Vĩnh An (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) và các địa phương lân cận đã và đang tất bật với nghề “đẩy” ốc bươu vàng, tăng nguồn thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống trong mùa nước nổi.
Thời gian qua, với nhiều cách làm linh hoạt, Xã đoàn Tân Lập (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã giới thiệu, hỗ trợ cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) phát triển nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Số tiền vốn vay không nhiều, khoảng 5 triệu đồng, nhưng với hình thức vay không lãi suất, hoàn trả lại sau 1 năm đã giúp đỡ rất nhiều cho các bạn ĐVTN cải tạo chuồng trại, mua thêm con giống… cải thiện kinh tế hộ gia đình.
Trong khi nhiều mặt hàng nông sản gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, nông dân trồng lúa trên địa bàn huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) vẫn phấn khởi khi liên tục “trúng mùa, trúng giá”. Với lợi thế đất rộng, huyện đang tập trung bảo vệ sản xuất nhằm tận dụng tốt thời cơ lúa, gạo.
Hè thu được xem là vụ sản xuất bất lợi nhất trong năm, bởi điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường, sâu bệnh, dịch hại dễ tấn công. Khi giá lúa vẫn đang duy trì ở mức khá cao thì bảo vệ sản xuất ăn chắc vụ hè thu 2021 là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thắng lợi của ngành nông nghiệp.
Tận dụng diện tích đất trống xung quanh nhà, gia đình cô Nguyễn Thị Sáu (55 tuổi, ngụ ấp Tân Mỹ, xã Mỹ Phú Đông, Thoại Sơn, An Giang) đã thử làm bồn nuôi lươn không bùn trong bể bạt. Nghĩ là “làm chơi”, kiếm “đồng ra, đồng vào” nhân lúc rảnh rỗi công việc đồng áng, không ngờ, mô hình nuôi lươn không bùn của gia đình cô Sáu lại “ăn thiệt”, lợi nhuận thu được từ lươn nuôi giúp gia đình cô có thêm thu nhập đáng kể.