Kết quả tìm kiếm cho "bữa sáng ngon nhất thế giới"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 373
Đồ uống Giáng Sinh là một phần không thể thiếu trong mùa lễ hội, mang đến không khí ấm áp và hương vị đặc trưng khó quên. Từ rượu vang nóng, cocktail sáng tạo đến sô-cô-la nóng béo ngậy, mỗi loại đều gợi lên cảm giác ấm cúng và niềm vui sum vầy bên gia đình, bạn bè. Khám phá ngay danh sách đồ uống Giáng Sinh độc đáo, công thức pha chế dễ dàng để bạn tự tay chuẩn bị hoặc lựa chọn quán lý tưởng cho mùa lễ hội thêm trọn vẹn!
Đêm Gala trao Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng 2024 do Báo Nhân Dân tổ chức, với chủ đề "Cộng đồng kiến tạo", không chỉ là nơi vinh danh những sáng kiến ý nghĩa mà còn khơi dậy những xúc cảm mạnh mẽ, tiếp thêm động lực để các dự án tiếp tục vươn xa, lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc, hướng tới một xã hội tràn đầy yêu thương và phát triển bền vững.
Đã thành thói quen, chuyển sang mùa gió bấc se lạnh là lúc nhà nhà ở quê dậy lên mùi làm mắm, nấu nước mắm đồng để ăn lâu dài. Cá khô cũng vậy, dù ít hay nhiều, các bà, các mẹ rất thích tự tay làm để gia đình có sẵn nguyên liệu, thi thoảng đổi bữa cũng rất cần thiết. Năm nay, tính hết con cháu, gia đình bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú) tăng thành viên lên hơn chục người. Mới lựa được số cá tươi để làm khô, bà ngập niềm vui trong ánh mắt. “Thấy đầu trên, xóm dưới ai cũng bày mâm, bày nia ra trước ngõ là biết tới mùa làm khô, nấu nước mắm. Tôi nôn tới Tết lắm, làm mớ cá ngon để dành mừng con cháu ở xa về thăm quê, bữa cơm sum vầy sẽ càng thêm phần ấm cúng” - bà Dung chia sẻ.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, phở không những là món ăn tồn tại trong tâm thức của người Hà Nội nói riêng mà giờ đây đã trở thành một biểu tượng cho nền ẩm thực phong phú của người Việt Nam nói chung và vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, vươn tầm ẩm thực thế giới.
Sau những ngày tung hoành trên cánh đồng mênh mông, con nước lũ cũng đến ngày về lại cùng sông rồi ra biển lớn. Với dân câu lưới, con nước cuối mùa là hy vọng để họ đón năm mới trong sự no đủ, ấm cúng.
Quãng đường di chuyển hợp lý, thuận tiện và khung cảnh xanh mát, hoang sơ là những điểm cộng khiến khu vực mỏ đá ở ngoại thành Hà Nội trở thành nơi “chữa lành” hút khách.
Mùa nước nổi về không chỉ mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mà còn đem theo biết bao sản vật từ thiên nhiên, như: Cá, tôm, cua, ốc, rau đồng… Thế nên, mùa nước nổi còn là mùa làm ăn, mùa sinh lợi. Người dân có nhiều cách khai thác nguồn lợi thủy sản, đưa về buổi chợ quê bình dị.
Ngoài việc nên uống bao nhiêu nước, các chuyên gia còn khuyến nghị về nhiệt độ phù hợp của nước, vậy uống nước ấm hay nước lạnh tốt hơn?
Mùa nước nổi được mong chờ nhất trong năm. Người ta luôn sẵn sàng chờ đón và sống cùng với con nước suốt 2 - 3 tháng liền. Tỉnh đầu nguồn như An Giang là nơi đón con nước về sớm và nhiều nhất. Từ dưới lòng sâu, muôn mầm sống mới sinh sôi. Sản vật miền quê theo đó hình thành, lớn lên, trở thành đặc sản phong phú, hấp dẫn biết bao thực khách.
Nếu có dịp về mấy nẻo đường quê miền Tây bằng xe hơi, người ngồi trên xe sẽ rất “bứt rứt”, bởi phải vượt qua đủ mọi chướng ngại trên đường. Mà chướng ngại phổ biến nhất là “chợ di động”, có khi cồng kềnh, cao gấp đôi chiếc xe 5 chỗ. Trên mỗi “chợ” ấy, dường như chất đầy phận đời mưu sinh của cả hộ gia đình…
Uống loại nước ép này thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp và cholesterol.
Khi con nước về, hình ảnh những phụ nữ ở vùng biên giới An Phú tham gia hoạt động buôn bán, chế biến sản vật mùa nước nổi... trở nên quen thuộc với du khách gần xa, tô đẹp thêm bức tranh sống động của miền sông nước miền Tây. Họ không chỉ gánh vác một phần trách nhiệm với gia đình bằng công việc nội trợ, mà còn đang âm thầm tham gia vào quá trình phát triển kinh tế ở địa phương...