Kết quả tìm kiếm cho "gây mưa gió"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 7950
Theo nhận định của bà Nguyễn Thanh Bình, dự báo viên chính Phòng Dự báo số trị viễn thám (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia), bão số 3 không chỉ gây mưa lớn khi đổ bộ mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới, khiến mưa lớn có thể kéo dài nhiều ngày sau khi bão suy yếu.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 371/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; tiến độ triển khai các công trình giao thông trọng điểm và Đề án 01 triệu hec-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 21-7, vị trí tâm bão số 3 (Wipha) ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 110,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 275km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ 15-20km/giờ.
Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh An Giang, khoảng 18 giờ đến 18 giờ 20 phút, ngày 20/7 trên địa bàn Đặc khu Phú Quốc có mưa dông rất mạnh; tốc độ gió ghi nhận tại Trạm Khí tượng Phú Quốc đạt cấp 10, giật cấp 12.
Tại buổi họp báo thông tin về vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, cơ quan chức năng cho biết do thời tiết xấu đã không phát hiện ngay vụ lật tàu. Sau khi nhận tin, tàu cứu hộ đã có mặt chỉ trong 10 phút.
Trưa 20-7, mưa dông lớn xảy ra trên diện rộng ở TP.HCM, cây xanh trên nhiều tuyến đường bị gãy nhánh, ngã đổ.
Ngày 20/7, nhiều nơi ở TPHCM và khu vực Nam Bộ có mưa to, gió lớn kèm sấm chớp.
Nhiều hãng truyền thông quốc tế lớn đã đưa tin về vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long ngày 19/7. Các bản tin cập nhật sát tình hình thương vong và nỗ lực cứu hộ, cũng như bối cảnh thời tiết bất ngờ dẫn đến vụ việc.
Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 112/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Ngày 19/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) ban hành văn bản số 780/ĐĐ - QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 3.
Sáng 19/7, bão Wipha đã vượt qua phía Bắc đảo Lu Dông (Philippines) và đang tiến vào Biển Đông với cường độ mạnh dần, gây biển động dữ dội tại nhiều khu vực. Đồng thời, nắng nóng tiếp tục diễn ra trên diện rộng tại Bắc Bộ và Trung Bộ, có nơi ghi nhận nền nhiệt lên tới gần 39°C.