Kết quả tìm kiếm cho "hệ thống sông ĐBSCL"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1290
An Giang và Kiên Giang là 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh liền kề, có quy mô nền kinh tế tương đương và tương hỗ lẫn nhau trong định hướng phát triển chung của vùng; hệ thống giao thông kết nối đồng bộ giữa 2 tỉnh. Việc phát triển giao thông liên vùng đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế vùng, tăng cường liên kết và mở ra cơ hội mới trong thương mại, kinh tế và du lịch (DL).
Nằm ở vùng đầu nguồn ĐBSCL, An Giang có thiên nhiên phong phú, kết hợp hài hòa giữa núi non, sông nước, rừng tràm, cánh đồng mênh mông và văn hóa bản địa đặc sắc. Mùa hè, đến An Giang tham quan, du lịch là tìm đến nơi bình yên, gần gũi với thiên nhiên để có những trải nghiệm khó quên.
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) diễn ra trong thời điểm rất đặc biệt, khi cả nước chuyển mình bước vào kỷ nguyên mới. Đội ngũ làm báo cũng “nhập cuộc”, sẵn sàng tâm thế mới cho giai đoạn mới, tiếp tục nắm giữ vai trò chủ đạo “người ghi chép lịch sử”.
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, việc học tập và làm tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) và Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã mang lại hiệu quả tích cực trên các mặt đời sống, xã hội, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện Châu Phú phát triển.
Với mục tiêu mở rộng thị trường cho nông sản địa phương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang đã tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong, ngoài tỉnh.
Các cán bộ tham gia trại hè dành cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt cũng không nhớ chính xác họ đã có mặt lần thứ mấy. So các tỉnh, thành phố lân cận, hơn 10 năm nay, trại hè được tỉnh An Giang duy trì tổ chức mang nhiều ý nghĩa: Ưu tiên cho các em lần đầu tiên được trải nghiệm, hành trình nhiều ngày ra ngoài tỉnh để mở mang tầm nhìn, trau dồi kỹ năng. Trên hết, đây là món quà xứng đáng trong kỳ nghỉ hè vì các em đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn để đạt thành tích tốt sau 1 năm học tập.
Vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý, như: Huân chương Lao động hạng III, hạng II; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác, Trường Chuyên Thoại Ngọc Hầu là một trong những ngọn cờ đầu của bậc giáo dục THPT trong tỉnh và khu vực ĐBSCL…
Sáng 13/6, Ban Chấp hành Liên hiệp Thư viện ĐBSCL tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nhiệm kỳ 2024 - 2026 tại tỉnh An Giang, nhằm đánh giá hiệu quả và đề ra phương hướng đổi mới hoạt động của thư viện trong thời kỳ chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương trong khu vực.
Từ yêu cầu thực tiễn chuyển đổi số và vai trò then chốt của người đứng đầu, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ dừng lại ở những mô hình điểm, mà trở thành phong trào rộng khắp, đi vào chiều sâu trong đời sống nhân dân - nhất là ở vùng ĐBSCL. Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, năng động trong sản xuất, nhưng cũng đang đối diện với không ít rào cản trong tiếp cận công nghệ. Do đó, cần có những giải pháp đồng bộ, linh hoạt, sát với điều kiện thực tế để phát huy hiệu quả phong trào.
Phong trào dù nhỏ nhất cũng chỉ thực sự lan tỏa khi có người khởi xướng, dẫn dắt. Trong bộ máy hành động địa phương, chính những người đứng đầu giữ vai trò quyết định cho sự thành bại của phong trào “Bình dân học vụ số”. Họ là người nhìn ra vấn đề trước khi nó trở nên cấp thiết, là người chủ động hành động trước khi dân gặp khó khăn, là người nói thay tiếng dân trước khi niềm tin bị xói mòn.
Trong dòng chảy lịch sử cách mạng Việt Nam, có những phong trào để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng dân tộc. Phong trào Bình dân học vụ năm 1945 là một trong những minh chứng tiêu biểu - một phong trào vì dân, do dân và phục vụ cho sự nghiệp nâng cao dân trí, xóa mù chữ, góp phần kiến tạo nền tảng văn hóa của một đất nước độc lập.
Phát huy vai trò nền tảng của lĩnh vực nông nghiệp, huyện Châu Phú chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất tập trung và liên kết tiêu thụ sản phẩm, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.