Kết quả tìm kiếm cho "lúa carbon thấp"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 124
Ngày 22/8, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang Huỳnh Đào Nguyên cho biết, tại xã Vĩnh An (huyện Châu Thành), đơn vị đã tổ chức thành công Hội thảo triển khai mô hình sản xuất lúa ứng dụng tổng hợp tiến bộ kỹ thuật góp phần thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”.
Hiện nay, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt thì việc áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu.
Thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) phấn đấu đến năm 2023 phát triển 10.000ha; giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận người trồng lúa đạt trên 50%.
Quy trình sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp đang cho thấy hiệu quả toàn diện: Giảm chi phí, tăng năng suất, lợi nhuận; tạo ra sản phẩm lúa chất lượng, an toàn hơn; giảm lượng khí nhà kính thải vào môi trường, tiến tới chi trả tín chỉ carbon cho người trồng lúa. Với tỉnh có diện tích canh tác, sản lượng lúa hàng đầu cả nước như An Giang, lợi ích mang lại rất lớn khi mô hình được nhân rộng.
Từ một nước nghèo, đói, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ trở thành quốc gia tiệm cận mức thu nhập trung bình cao, là điểm đến của nhiều tập đoàn nước ngoài, tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Từ mô hình thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL cho thấy, không chỉ đạt hiệu quả cao về kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Khi xây dựng được cơ chế cho thị trường tín chỉ carbon, nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) sẽ thêm lợi ích từ nguồn thu bán tín chỉ carbon, hướng đến phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
UBND tỉnh An Giang đã có quyết định ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tại tỉnh An Giang (Quyết định 703/QĐ-UBND, ngày 2/5/2024). Trong đó, lực lượng khuyến nông và công tác khuyến nông cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng, cần có cơ chế khuyến khích tham gia nhằm tăng hiệu quả triển khai đề án trong thực tế.
Ngày 11/7, UBND TX. Tịnh Biên tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.
Là địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất tỉnh, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tập trung khai thác dư địa phát triển theo hướng khuyến khích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khai thác giá trị tài nguyên bản địa, phát triển sản xuất xanh, bền vững.
Nồi áp suất bếp từ ngày càng trở nên phổ biến trong các gia đình hiện đại nhờ vào tính tiện lợi và hiệu quả nấu nướng cao. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, nồi áp suất bếp từ còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và kinh tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những lý do tại sao nên sử dụng nồi áp suất bếp từ trong gian bếp của bạn.
Khi được triển khai hiệu quả tại An Giang, đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta lúa) sẽ đáp ứng được 3 trụ cột phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường. Trong hệ sinh thái lúa gạo, các bên tham gia cùng chia sẻ lợi ích, hướng đến nền kinh tế xanh, bền vững.
Sáng 21/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, tại An Giang.