Kết quả tìm kiếm cho "miền tây xứ Nghệ"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1650
Về tham quan, cúng viếng chùa Bàu Mướp (phường Nhà Bàng, TX. Tịnh Biên), chắc chắn du khách sẽ được thết đãi buổi cơm chay thanh đạm nơi cửa thiền. Thức ăn được bày biện sẵn tại khu nhà ăn, tất cả đều miễn phí.
Người dân khai thác cây sen theo cách phổ biến là hái hoa, gương sen, ngó sen, cuối vụ có thêm củ sen để bán. Giá trị của sen còn nhiều hơn thế, khi một số người tận dụng tất cả bộ phận của chúng làm trà, sáng tạo tranh, mỹ phẩm, nước hoa… Đây cũng là hướng mà chị Phạm Thị Diệu Liên (xã An Nông, TX. Tịnh Biên) theo đuổi, làm ra sản phẩm mới, nâng giá trị cây sen ở xứ núi.
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 5/11, tại thành phố Côn Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc và cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Trong chuyến công tác đến Trung Quốc, bên cạnh việc tham gia chương trình của Hội nghị thượng đỉnh GMS, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến sẽ có các hoạt động quan trọng tại Vân Nam và Trùng Khánh.
Đầu năm đến nay, tình hình sản xuất - kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN) tiếp tục phục hồi và phát triển ổn định. Chỉ còn 2 tháng là kết thúc năm 2024, các DN đang đẩy mạnh SXKD, chạy nước rút hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
Sáng 29/10, tại Abu Dhabi, trong chương trình thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Học viện Ngoại giao Anwar Gargash với chủ đề “Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-UAE: Tầm nhìn chung về hòa bình, phát triển và thịnh vượng”.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thị trường hàng hóa 9 tháng của năm 2024 trên địa bàn tỉnh An Giang vẫn giữ nhịp độ tăng so cùng kỳ năm 2023. Để thúc đẩy tiêu dùng nội địa, khôi phục sản xuất, kinh doanh, các cấp, ngành và doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp “kích cầu” tiêu dùng trong những tháng cuối năm.
Các đại biểu Quốc hội ghi nhận quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Quốc hội trong việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững, song vẫn còn nhiều việc phải làm để tạo cơ sở vững chắc cho các mục tiêu dài hạn.
Uốn lượn mềm mại như dải lụa đan cài, kết nối các điểm đến du lịch, những dòng sông trên các miền đất nước không chỉ là tuyến giao thông giúp vận chuyển hành khách, hàng hóa, mà còn ôm chứa trong mình không ít câu chuyện truyền cảm hứng, những trầm tích văn hóa lịch sử gắn liền cảnh quan đôi bờ. Đây là kho báu có thể khai thác của loại hình du lịch đường sông Việt Nam, tạo sức hút độc đáo qua những trải nghiệm sông nước thú vị, giàu bản sắc.
Trải dài ở ngã ba sông Châu Đốc, nơi những nhánh sông lớn nhỏ đổ về, là hàng trăm chiếc bè cá sống nhờ dòng nước. Chúng trở thành biểu tượng đặc biệt của xứ cá An Giang. Mấy năm gần đây, làng bè được khoác những chiếc áo sặc sỡ, vẫy gọi du khách tìm về.
Từ những chiếc bè đơn điệu, làng bè Châu Đốc đã khoác lên mình gam màu tươi sáng, tạo nên bức tranh tuyệt đẹp giữa dòng sông Hậu. Làng bè sắc màu Châu Đốc với những chiếc bè cá đủ màu sắc rực rỡ trở thành điểm nhấn mới lạ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và khám phá. Khi đến du lịch (DL) tại làng bè, du khách có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức các món ăn đặc sản sông nước và tận hưởng không khí trong lành.
Nghề làm lưỡi câu ở phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên) được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2007. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, miền Trung và xuất khẩu sang Campuchia. Trước đây, làng nghề nhộn nhịp, theo thời gian dần thu hẹp, nhưng vẫn còn khá nhiều hộ giữ “lửa” với nghề.