Kết quả tìm kiếm cho "người dân núi Cấm"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 4098
Lễ túc yết và lễ xây chầu được tiến hành trong đêm 22/5 (nhằm ngày 25/4 âm lịch) rạng 23/5 (nhằm ngày 26/4 âm lịch). Đây là cuộc lễ chính trong lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang). Hàng loạt nghi thức cúng tế được thực hành, cầu cho mưa thuận gió hòa, đất đai phì nhiêu, mùa màng bội thu, dân chúng khỏe mạnh, yên vui.
Đã bao giờ bạn tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày không còn tiếng chim hót líu lo, không còn sắc xanh của những cánh rừng bạt ngàn, hay đại dương sâu thẳm hóa thành một vùng hoang mạc câm lặng?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với tiến trình hình thành, phát triển 200 năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn đang trụ vững với thời gian. Sự trụ vững ấy phát xuất từ chính niềm tin chưa một lần phai nhạt trong tâm thức của người dân bản địa lẫn tất cả tín đồ đã từng biết đến Bà, từng được Bà độ trì. Niềm tin ấy có nguồn gốc sâu xa, chứ không đơn thuần chỉ là một niềm tin nhất thời, phi lý. Chính niềm tin sắt son ấy kết nối mọi người về với nhau, về với miền di sản Vía Bà.
Chờ đợi mấy tháng hạn để đón mùa mưa, du khách đổ về vùng Bảy Núi, trong đó có huyện Tri Tôn, để hòa mình trong tiết trời trong lành. Không chỉ vậy, mùa này cây trái đang chín rộ, ngay cả những khoảnh khắc bình dị của thiên nhiên cũng đủ khiến những ai thích check-in phải quay lại nhiều lần.
Đến vãng cảnh vùng Thất Sơn, du khách dễ dàng bắt gặp những cửu vạn cần mẫn “đạp mây” mang vác hàng hóa lên non. Hàng ngày, họ dùng sức lực bền bỉ của mình, nhọc nhằn bước qua hàng trăm bậc đá trên chót núi để mưu sinh.
Giai đoạn 2021 - 2025, UBND TX. Tịnh Biên đã tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, tạo động lực để các địa phương sau sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính tiếp tục phấn đấu thực hiện hiệu quả chương trình, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.
Thấy bạn là Nguyễn Quốc Trung (sinh năm 2002, ngụ ấp Trung Bình, xã Thoại Giang) gây sự đánh nhau với Đoàn Quốc Duy (sinh năm 2006, ngụ khóm Bắc Sơn, thị trấn Núi Sập), Huỳnh Minh Tiến (sinh năm 2002, ngụ khóm Nam Sơn, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn) không chịu can ngăn, mà vẫn tiếp tay để giúp Trung đánh Duy. Đáng nói, hành vi giúp sức của Tiến bằng hung khí nguy hiểm, nên phải lãnh án tù.
Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 13 vụ sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, với tổng chiều dài 639m, ảnh hưởng 20 căn nhà. Ước thiệt hại về đất hơn 1,1 tỷ đồng.
Với những lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế đa dạng, bản sắc văn hóa phong phú và nguồn lực xã hội dồi dào, việc “hợp nhất” tỉnh An Giang và Kiên Giang hứa hẹn sẽ tạo nên “cực tăng trưởng” mới cho khu vực ĐBSCL. Khi 2 địa phương giàu tiềm năng này chính thức “về chung một nhà”, một thực thể hành chính mới với quy mô và sức mạnh tổng hợp vượt trội sẽ ra đời. Tỉnh An Giang “mới” sẽ sở hữu những tiềm năng và lợi thế phát triển mang lại những cơ hội cho sự thịnh vượng của vùng đất và người dân nơi đây.
Sáng 22/5, Sở Công Thương phối hợp Tổng Công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn Cầu (GTEL) tổ chức tập huấn triển khai mô hình 22: “Phát triển du lịch gắn với phát triển đặc sản vùng miền hỗ trợ người dân ứng dụng dữ liệu dân cư xác thực định danh điện tử trong phát triển kinh tế hộ, kinh tế số”.
An Giang có lịch sử lâu đời, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc khác nhau… Chính sự đa dạng “trầm tích lịch sử”, phong phú trong tín ngưỡng, đời sống văn hóa, nghệ thuật... tạo nên văn hóa đa sắc màu, vừa đậm dấu ấn truyền thống và mang tính hiện đại.
Được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp hội nông dân, chính quyền địa phương, nông dân huyện miền núi Tri Tôn đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, lựa chọn các loại cây - con mới cho giá trị kinh tế cao để canh tác… Các mô hình này không chỉ tăng năng suất, sản lượng, mà còn hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.