Kết quả tìm kiếm cho "nhóm MSM"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 22
Mặc dù 2 năm qua phải đối phó với đại dịch COVID-19, nhưng tỉnh An Giang đã nỗ lực triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS. Nhất là tăng cường cung cấp các dịch vụ từ dự phòng, xét nghiệm, điều trị HIV, để bảo đảm độ bao phủ cao nhất, cũng như cung cấp các dịch vụ chất lượng tốt nhất.
Các chuyên gia nhận định, Việt Nam vẫn còn ở xa so với mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030 khi số ca mắc mới ghi nhận hàng năm vẫn còn cao.
Trong bối cảnh số ca nhiễm HIV đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa thì công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho thanh, thiếu niên được coi là vấn đề cốt lõi, cần được đặt lên hàng đầu.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam phát hiện 9.025 người nhiễm HIV mới, 1.378 người tử vong.
Chương trình giám sát trọng điểm nhóm đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đã khảo sát 100 bạn nguy cơ ở nhiều tỉnh, thành phố thì ghi nhận có 13 bạn nhiễm HIV. Xu hướng nhiễm HIV tăng rất nhanh trong nhóm MSM.
Ngay sau khi thông tin Việt Nam có ca bệnh đậu mùa khỉ tại TP Hồ Chí Minh, nhiều người dân bày tỏ sự hoang mang, lo lắng trước sự xâm nhập của dịch bệnh này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bệnh truyền nhiễm, bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan và hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu tuân thủ theo khuyến cáo.
Theo ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV còn sống, nhưng chỉ có 210.000 người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình. HIV luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng khi vẫn còn nhiều người chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc triển khai điều trị PrEP chính là một trong những “vũ khí” tối ưu góp phần hạn chế HIV lây lan.
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy đang có xu hướng giảm, thay vào đó tỷ lệ này nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đang ngày càng gia tăng và có khả năng sẽ trở thành nhóm chính trong lây nhiễm HIV.
Hiện còn khá nhiều người nhiễm HIV chưa biết tình trạng nhiễm HIV. Cho nên, có thể những người này là nguồn lây nhiễm HIV cho cộng đồng do không được tư vấn và tiếp cận các dịch vụ dự phòng. Và vì không biết mình bị nhiễm nên họ cũng không được tiếp cận điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và giảm lây truyền ra cộng đồng. Do đó, biết được tình trạng HIV là một bước quan trọng để người nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV.
Tại buổi cung cấp thông tin báo chí diễn ra ngày 8/11, lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, đến nay có 9 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bệnh nhân nhiễm HIV điều trị ARV có bảo hiểm y tế trên 90%; 9 tỉnh, thành phố đạt tỉ lệ 100%.