Kết quả tìm kiếm cho "tràm xanh"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 3041
Theo phóng viên TTXVN tại châu Đại Dương, ngày 3/7, trang “The Daily Telegraph” đăng bài viết của một nhà báo, nhiếp ảnh gia người Australia Ronan O’Connell, trong đó ông ca ngợi các cảnh đẹp và ẩm thực của Việt Nam, đồng thời bày tỏ sự ấn tượng đối với những địa danh nổi tiếng “điểm đến hấp dẫn nhất châu Á”.
Nằm giữa sông Hậu quanh năm mát ngọt phù sa, cù lao Bình Thủy (xã Bình Mỹ, tỉnh An Giang) nổi tiếng là vùng chuyên canh rau màu cung cấp cho các nơi trong, ngoài tỉnh.
Mùa này, những cơn "mưa già" nặng hạt trút xuống vùng Bảy Núi, cây cối tốt tươi, phủ một màu xanh biêng biếc. Dưới lớp thực bì, rau rừng mọc non mơn mởn được ví như “dược thảo” , có lợi cho sức khỏe.
Sau khi Bình Dương sáp nhập vào TP Hồ Chí Minh và trở thành một phần trong trung tâm đô thị mới của thành phố, vùng đất này góp phần mang đến sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và đa dạng hóa các điểm đến văn hóa, lịch sử. Những địa danh nổi bật như Lò gốm Đại Hưng, Chùa Châu Thới hay Đình Tân An sẽ là những điểm đến lý tưởng, thu hút du khách khám phá nét đẹp đặc sắc của TP Hồ Chí Minh mới.
Cù Lao Giêng nằm giữa sông Tiền. Nơi đây được biết đến là “Cù lao xanh”, một vùng đất đậm bản sắc văn hóa miệt vườn và văn hóa tín ngưỡng tâm linh của vùng sông nước Nam Bộ, đặc sắc với các công trình văn hóa tín ngưỡng. Từ lâu, nơi đây phát triển du lịch (DL) sinh thái cộng đồng kết hợp DL về nguồn và DL văn hóa, lễ hội, DL tâm linh.
Bên cạnh sự lựa chọn là chợ truyền thống và các cửa hàng, hiện nay phương thức mua hàng trên thương mại điện tử và trang mạng xã hội mang đến nhiều tiện lợi cho người dân. Thị trường hàng hóa đồ sộ và lẫn lộn giữa thật - giả không chỉ đòi hỏi trách nhiệm của riêng ngành chức năng, mà người tiêu dùng cũng cần nâng cao nhận thức, chung tay đẩy lùi.
Khi đất trời bước vào thời điểm mưa “già”, nông dân vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) cũng bắt đầu vào vụ mùa ruộng trên. Dù không mang hiệu quả kinh tế quá cao, nhưng ruộng mùa trên vẫn là nguồn thu nhập giúp nông dân Khmer vượt qua khó khăn, duy trì tập quán canh tác lâu đời.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Tỉnh An Giang mới chính thức vận hành. Cùng lúc, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động. Trên nhiều tuyến đường và tại các trụ sở cơ quan, đơn vị, rợp sắc cờ hoa, biểu ngữ chào mừng ngày lịch sử này. Từ đất liền, biên giới đến hải đảo, cán bộ, công chức bắt tay vào công việc rất sớm, thủ tục hành chính được giải quyết cho Nhân dân thông suốt. Trên khắp các khu phố, xóm, ấp, từ đất liền đến biên giới, hải đảo… nhịp sống của người dân vẫn rộn ràng, nhưng phảng phất thêm nét tự hào. Tất cả đang chung nhịp chuyển động của một An Giang mới: Hiện đại, năng động, quyết tâm vươn xa.
Tỉnh An Giang có hệ thống biển đảo, đồi núi, rừng nguyên sinh, di sản, di tích… tuyệt đẹp, là tiềm năng, lợi thế rất lớn để tỉnh khai thác du lịch (DL), thúc đẩy kinh tế phát triển.
Năng động và trách nhiệm với cộng đồng, tuổi trẻ An Giang chung tay cùng chính quyền các cấp thực hiện nhiều công trình, phần việc an sinh xã hội. Qua đó, góp phần quan trọng vào sự phát triển của địa phương.
Mùa nước nổi đang về với Búng Bình Thiên, hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây, nằm nơi biên giới huyện An Phú. Mặt nước vốn trong xanh nay chuyển sắc phù sa theo dòng sông Bình Di (Bình Ghi) đổ về. Mỗi thay đổi của thiên nhiên, dù nhẹ, đều kéo theo chuyển động sâu lắng trong nhịp sống người dân, nơi “con nước” là thứ duy nhất không đứng yên.