Kết quả tìm kiếm cho "trầu rớt giá"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 28
Khác với một số dân tộc ở vùng Tây Bắc, người dân tộc H’Mông ở xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, Sơn La thường đón Tết sớm hơn 1 tháng. Phong tục đón Tết của đồng bào H’Mông cũng có nhiều nét độc đáo, trong đó có phong tục vào ngày mùng một Tết Dương lịch, khi tiếng gà gáy đầu tiên cất lên cũng là lúc những người đàn ông dân tộc H’Mông dậy sớm nhất nhà để làm những việc quan trọng trong gia đình.
Phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với chuỗi giá trị, kinh tế tuần hoàn, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh và an toàn thực phẩm, hướng tới quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tăng cường xuất khẩu là mục tiêu cơ bản trong Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 , được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 6-10-2020. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã xuất hiện những khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.
Sau khoảng 10 năm rớt giá sâu gần như chạm đáy, thời gian gần đây giá mủ cao su tăng cao trở lại khiến người trồng cao su ở một số địa phương của tỉnh Quảng Trị hết sức vui mừng.
Tết Tân Sửu 2021, gia đình ông Điểu K’Bôi, ở xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng, có nhà mới, nhà dài truyền thống được phục dựng theo nguyên tác của cha ông người Mạ (gọi là Châu Mạ) bản xứ.
Anh Nguyễn Ngọc Sáng, thôn Đông Thịnh, xã Đông Thọ được biết đến là ông chủ trạng trại lợn có quy mô lớn nhất huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang). Doanh thu từ nuôi lợn năm 2020 của gia đình anh Sáng đạt 20 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi 5 tỷ đồng...
Nhân dịp năm Tân Sửu 2021, nghệ nhân đua bò Bảy Núi An Giang Lê Phước Sang (53 tuổi, xã An Phú, Tịnh Biên) kể về chuyện đua bò Bảy Núi và cơ duyên có được đàn trâu quý đang được nuôi ở tỉnh Tây Ninh.
Nhắc đến con trâu, lâu nay người ta chỉ nhớ tới hình ảnh quen thuộc "con trâu đi trước, cái cày theo sau". Nhưng đến với Liên đoàn Xiếc Việt Nam, ai cũng sẽ phải trầm trồ khi bắt gặp những chú trâu biết diễn trò trên sân khấu tròn.
Mặc dù trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm khô đến từ những nơi khác nhau nhưng sản phẩm cá khô Gành Hào của tỉnh Bạc Liêu hay Cái Đôi Vàm, Sông Đốc của tỉnh Cà Mau vẫn luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Mặt hàng khô của các địa phương này theo các tuyến xe có mặt hầu khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM và một số tỉnh phía Bắc…
So 5 năm trước, hiện nay số hộ trồng trầu ở xã Long Hòa (Phú Tân, An Giang) đã giảm hơn 30% vì nhiều lý do. Thời điểm này trầu thu hoạch gặp khó đầu ra bởi dịch bệnh COVID-19 khiến người dân có phần hụt hẫng. “Buồn chút đỉnh chứ không bi quan!”, ai cũng nói vậy. Những vườn trầu vẫn xanh mướt một màu hy vọng như niềm tin của người nông dân, rằng thời khắc khó khăn sẽ nhanh chóng trôi qua, như rất nhiều giai đoạn thăng trầm mà ông bà họ gắn bó cả đời với dây trầu.
Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, vụ trầu hè thu năm nay ở xã Long Hòa (Phú Tân, An Giang) không được thuận lợi. Hầu hết các hộ trồng lệ thuộc đầu ra là thị trường Campuchia, do các đường tiêu thụ đang bị hạn chế, kéo theo giá trầu giảm. Nếu thường lệ, giá trầu dao động khoảng 1,2 triệu đồng/muôn thì nay chỉ còn 500.000 - 800.000 đồng/muôn. Sau khi trừ các chi phí thuê lao động như: hái, lượm, liễn, ốp… người trồng trầu chỉ còn lời vài trăm ngàn đồng hoặc chịu lỗ.
Những chàng trai, cô gái năm ấy đem cả thanh xuân gắn bó với Đội tải 161 (thuộc lực lượng vũ trang tỉnh An Giang trong thời chiến tranh chống Mỹ). Giờ, họ đã lên chức ông bà, tuổi cao sức yếu, thậm chí không ít người qua đời. Theo thời gian bề bộn của cuộc sống, nhiều ký ức bị lãng quên. Nhưng họ không thể quên bao ngày kề cận bên nhau, lấy sức người cống hiến cho cách mạng, đứng giữa lằn ranh sinh tử. Bởi vậy, lần nào gặp nhau, ai nấy đều mừng mừng, tủi tủi.
Những năm gần đây, Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập đó, các rào cản thuế quan và phi thuế quan đã bị gỡ bỏ, sản phẩm nông nghiệp của nông dân các nước Thái Lan, Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ, Argentina… nhanh chóng tràn vào thị trường Việt Nam khiến nông dân trong nước nói chung và An Giang nói riêng vô cùng lo lắng.