Kết quả tìm kiếm cho "vùng nguyên liệu xoài"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 463
Nhờ thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng khu vực Bến Bà Chi (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) được biết đến là một trong những nơi có diện tích cây ăn trái rộng lớn, nhất là xoài. Cùng với phát triển mô hình trồng cây ăn trái, nông dân còn trồng xen canh các loại dược liệu dưới tán vườn theo hướng “lấy ngắn nuôi dài” để nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.
Chiều 2/10, UBND huyện An Phú phối hợp Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức Hội nghị sơ kết liên kết sản xuất, tiêu thụ đậu nành rau và xoài keo theo chuỗi giá trị. Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang Nguyễn Văn Hiền; Phó Tổng Giám đốc Công ty Antesco Nguyễn Huy Cường; Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú Nguyễn Thị Phướng và các hợp tác xã, nông dân đến dự.
Với mục tiêu đưa trái cây An Giang đến với những thị trường tiềm năng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ tăng cường phối hợp cùng các ngành, địa phương xây dựng vùng chuyên canh và kết nối đối tác để thực hiện liên kết tiêu thụ, hỗ trợ đầu ra cho nông dân.
Thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã (HTX) An Giang đã có nhiều hoạt động phối hợp hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế tập thể (KTTT) trong nông nghiệp. Nhiều HTX, tổ hợp tác (THT) đã liên kết, đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh (SXKD). Có nhiều mô hình liên kết sản xuất giữa HTX, THT với doanh nghiệp (DN), tạo ra sản phẩm đa dạng, góp phần đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động.
Thổ nhưỡng An Giang thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây ăn trái. Thời gian qua, hoạt động liên kết, tiêu thụ cây ăn trái được quan tâm; doanh nghiệp (DN) đầu tư, xúc tiến liên kết tại các vùng chuyên canh phát triển quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Chưa bằng lòng với thành quả đạt được, tỉnh đang ấp ủ giấc mơ đem “cây nhà lá vườn” vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, phủ rộng trên thế giới.
Ngoài Trung Quốc và thị trường Mỹ, thị trường châu Âu cũng đang có xu hướng quan tâm đến các loại hoa quả nhiệt đới có tác dụng chăm sóc sức khỏe và hương vị tươi mới.
Mùa nước nổi ở An Giang không chỉ mang lại phù sa cho những cánh đồng ngập nước, mà còn đem đến cho người dân nhiều sản vật thiên nhiên vô cùng phong phú. Qua đôi bàn tay khéo léo của người nấu, sự tinh tế trong cách chế biến, sự kết hợp của các nguyên liệu với nhau, tuy dân dã, mộc mạc, nhưng vẫn không kém phần độc đáo, hấp dẫn, mang đậm nét đặc trưng và hương vị đậm đà khó quên.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Chợ Mới tiếp tục phát triển, tình hình tiêu thụ nông sản thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Diện tích xuống giống lúa giảm nhẹ so cùng kỳ do chuyển dịch; thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp nhu cầu thực tế của thị trường. Địa phương đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, giúp nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh thị trường.
Ngày 24/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị liên kết và xúc tiến, tiêu thụ cây ăn trái tỉnh An Giang năm 2024. Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Lê Văn Thiệt, Phó Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam Nguyễn Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy cùng hơn 50 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân trong và ngoài tỉnh cùng tham dự.
Những tháng cuối năm 2024, nhiều quốc gia trên thế giới đã tăng mua các mặt hàng nông sản Việt Nam, trong đó có lúa gạo, rau quả và cá tra. Động thái này, làm cho doanh nghiệp (DN) đặt nhiều kỳ vọng cho hoạt động xuất khẩu những tháng còn lại của năm.
Về cù lao Giêng (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) chúng tôi ghé thăm bà Lê Thị Bích Thủy (47 tuổi) đang mắc bệnh nan y và ông Nguyễn Văn Trung (64 tuổi) bị bán thân bất toại di chứng mạch máu não (đột quỵ) điều trị tốn kém, dẫn đến gia đình rất khó khăn…
Với trình độ chuyên môn cùng tinh thần nhiệt huyết, cống hiến vì cộng đồng, những nhân sự trẻ được tỉnh hỗ trợ trả lương về làm việc tại các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn An Giang như thổi làn gió mới vào mô hình kinh tế tập thể. Năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất - kinh doanh tăng lên là kết quả dễ thấy của chủ trương này.