Kết quả tìm kiếm cho "vùng ven biển ĐBSCL"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 189
Mặc dù được hưởng nguồn nước ngọt phong phú từ hạ lưu sông Mekong, nhưng ĐBSCL lại là vùng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, việc sử dụng nước chưa hiệu quả, đối mặt nguy cơ thiếu nước một số khu vực. Việc thống nhất trong chia sẻ, phân bố nguồn nước là cần thiết nhằm hướng đến phát triển “thuận thiên”, bền vững trong tương lai.
Theo Thủ tướng, nhiệm vụ trọng tâm, trung tâm trong thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống và đột phá vào các động lực tăng trưởng mới.
Sáng 21/3, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang Tô Hoàng Môn chủ trì Hội thảo “Quản lý, chia sẻ nguồn nước bền vững lưu vực sông Mekong ĐBSCL”, nhằm hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) và Ngày Khí tượng thế giới (23/3).
Đối với “đầu tàu” kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cần những “toa tàu” từ vùng ĐBSCL để thúc đẩy phát triển. Nếu TP. Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, dịch vụ, phân phối lớn nhất miền Nam thì ĐBSCL cũng là vùng nguyên liệu lúa, cá, tôm, trái cây lớn nhất cả nước. Sự kết nối, hợp tác chặt chẽ giữa TP. Hồ Chí Minh - ĐBSCL sẽ giúp đánh thức thế mạnh của nhau, mang lại lợi ích trước nhất cho người dân, doanh nghiệp (DN).
Năm 2023 là năm sôi động trên các công trường hạ tầng giao thông (HTGT) tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khi hàng loạt dự án đường cao tốc được đưa vào khai thác. Bước sang năm 2024, với quyết tâm không để “đầu năm đi bộ, cuối năm chạy”, nhiều công trình, dự án lớn vào giai đoạn “nước rút” quyết tâm bứt phá để kịp về đích, tạo thế và lực cho vùng đất chín rồng "cất cánh".
“An cư” thì mới kỳ vọng “lạc nghiệp”. Ngoài chăm lo “an cư” cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, còn 2 nhóm đối tượng rất cần được quan tâm. Đó là hộ chính sách và người sống trong vùng thiên tai.
Việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh đã làm thay đổi tập quán sản xuất của người dân, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất - kinh doanh (SXKD) các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở nông thôn. Đồng thời, góp phần nâng cao thu nhập; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển; xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Năm Quý Mão 2023 cho thấy nỗ lực rất lớn của tỉnh khi tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,34%, cao nhất trong 11 năm qua. Năm Giáp Thìn 2024, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng từ 7,5 - 8,5%, quyết tâm vượt qua khó khăn để tăng tốc về đích năm 2025. Mục tiêu đó đòi hỏi nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và sự đồng hành, ủng hộ của doanh nghiệp, người dân.
Chiều 31/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang tổ chức Họp mặt báo chí mừng Xuân Giáp Thìn 2024.
Nghề đi ghe của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm được xem là nét văn hóa sông nước đặc trưng miền đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Từ lâu, họ sử dụng chiếc ghe làm phương tiện đi lại trên sông, rạch, với các hoạt động đánh bắt thủy sản và kết nối giao thương hàng hóa rất độc đáo.
Mô hình sản xuất lúa - tôm nhằm tạo ra nông sản an toàn, giảm ô nhiễm môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu đã và đang được nông dân các tỉnh ven biển miền Tây, như: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu... áp dụng rộng rãi. Mô hình lúa - tôm được đánh giá là mô hình canh tác thông minh, phát triển nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường. Sản phẩm tôm sạch, gạo đạt tiêu chuẩn hữu cơ mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng và giúp nông dân phát triển kinh tế.
Ngày 16/11/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đặc biệt, tại Lễ công bố Quy hoạch diễn ra vào ngày 9/12/2023, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đến dự và phát biểu chỉ đạo.