Kết quả tìm kiếm cho "xã thuận yên"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 3287
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở các xã ven biển vùng Miệt Thứ như Đông Thái, Tây Yên phát triển kinh tế gia đình nhờ nuôi vẹm xanh. Mô hình này ít vốn đầu tư, lợi nhuận khá.
Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 7,52% trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam là khá cao, tạo nền tảng cho mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên trong cả năm 2025.
Ở vùng Miệt Thứ An Giang, nhiều người dân sống nhờ vào nghề câu kiều ven biển. Dù thu nhập bấp bênh, phụ thuộc vào thời tiết và con nước nhưng họ vẫn gắn bó với nghề. Với những người làm nghề này, dù cá giờ không còn nhiều như trước nhưng nếu bỏ biển thì nhớ lắm.
Mô hình tôm - lúa trên địa bàn tỉnh đã và đang phát huy được hiệu quả, giúp nông dân chủ động sản xuất trước những rủi ro bất thường từ thời tiết, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích sản xuất.
Sau khi sáp nhập, xã Tân Hội từng ngày khẳng định bước chuyển mạnh mẽ. Phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, Đảng ủy xã Tân Hội đã lãnh đạo hệ thống chính trị triển khai hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền liêm chính, lấy người dân làm trung tâm phục vụ.
Ngày 15/7, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang Trần Quang Bảo chủ trì hội nghị xem xét, giải quyết nhu cầu học tập cho con của cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang (trước sáp nhập) có nhu cầu học tập tại các trường đóng trên địa bàn tỉnh năm học 2025-2026.
Vào mùa mưa, sản xuất rau màu thường gặp nhiều khó khăn do thời tiết thất thường, sâu bệnh phát triển, sản lượng giảm. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giá rau màu có xu hướng tăng, mở ra cơ hội để nông dân cải thiện thu nhập nếu biết chọn giống phù hợp và chăm sóc đúng kỹ thuật.
Từng giúp nhiều hộ dân vươn lên khá giả, thế nhưng giá tiêu lao dốc, sâu bệnh hoành hành khiến không ít người đành ngậm ngùi từ bỏ. Khi giá tiêu nhích lên trở lại, những người còn giữ được vườn tiêu tại An Giang hôm nay chính là những người dám đổi mới, sáng tạo. Họ kết hợp trồng tiêu với nuôi ong, thả cá, làm du lịch… để níu giữ một nghề từng rực rỡ một thời.
Sáng 14/7, tại Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2025-2030”, do Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ nhiều nhận định sâu sắc và đề xuất quan trọng nhằm tháo gỡ “nút thắt” phát triển, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của An Giang.
Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) An Giang được xác định là một trong 8 khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Việc sáp nhập tỉnh, mở rộng không gian phát triển, hình thành một tỉnh lớn với địa hình đa dạng “núi - đồng bằng - biên giới - biển đảo”. Đây là lợi thế chiến lược to lớn để hiện thực hóa tầm nhìn: An Giang trở thành trung tâm phát triển năng động của ĐBSCL, hướng tới mục tiêu trung tâm kinh tế biển quốc gia.
Trước ngày 1/7/2025, Long Xuyên là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh An Giang, đô thị lớn của khu vực Tây Nam Bộ. Khi trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh An Giang (sau sáp nhập) được chuyển về Rạch Giá, không ít người băn khoăn về tương lai phát triển của đô thị Long Xuyên.
Chính thức vận hành từ ngày 1/7, đặc khu Phú Quốc đã nhanh chóng ổn định bộ máy, triển khai các giải pháp hành chính linh hoạt, phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách kịp thời, tận tâm. Từ Trung tâm Phục vụ hành chính công (PVHCC) đến các tổ thủ tục địa phương, tinh thần “vì dân” lan tỏa mạnh mẽ, tạo động lực phát triển bền vững cho đảo ngọc.