Tìm ra công thức ướp xác của người Ai Cập cổ đại

20/08/2018 - 08:34

Các nhà khoa học đã xác định được các thành phần trong hợp chất ước xác cổ xưa nhất mà người Ai Cập từng sử dụng.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu trên xác ướp khoảng 4.000 "năm tuổi". Ảnh: BBC

Đài BBC (Anh) đưa tin các nhà khoa học tại Đại học York (Anh) đã thực hiện nhiều xét nghiệm hóa học trên một xác ướp có từ khoảng năm 3.700-3.500 trước Công nguyên hiện được lưu trữ tại Bảo tàng Ai Cập ở Turin, Italy.

Qua đó, các nhà khoa học xác nhận rằng kỹ thuật ướp xác của người cổ đại Ai Cập đã có từ rất lâu so với ước tính trước đây.

Và các thành phần người Ai Cập đã tận dụng cho quá trình ước xác gồm:
- Dầu thực vật – có thể là dầu vừng.
- Chiết xuất từ lá hoặc rễ của loại cây có nhựa thơm.
- Đường tự nhiên được chiết xuất từ cây keo.
- Nhựa từ cây có quả hình nón, nhiều khả năng là cây thông.
Khi trộn với dầu, nhựa thông tạo ra hợp chất kháng khuẩn, giảm thiểu khả năng phân hủy của thi thể.

Trước đó, giới khoa học đã tìm ra được các bước trong quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại. Trong đó bao gồm loại bỏ não bộ, các cơ quan nội tạng, tiếp đó là đặt thi thể vào muối rồi phủ hợp chất ước xác lên thi thể và cuối cùng là dùng vải bọc thi thể người đã khuất.

Theo Báo Tin Tức