Tổng kết thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án đổi mới hoạt động giám định tư pháp

17/05/2024 - 11:29

 - Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết tình hình thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước chủ trì điểm cầu An Giang.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước chủ trì điểm cầu An Giang

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đề nghị, trong thời gian công tác giám định tư pháp cần được các ngành, các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện các giải pháp đồng bộ. Trong đó, tăng cường trách nhiệm, phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với công tác giám định tư pháp, nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đặc biệt, tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp lý và nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người làm giám định, bảo đảm mỗi người giám định đều được trang bị đầy đủ kiến thức pháp lý và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ giám định...

Đến nay, cả nước có 580 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở các lĩnh vực: Tài chính, ngân hàng, xây dựng, tài nguyên và môi trường, thông tin và truyền thông, văn hóa, giao thông vận tải, kế hoạch và đầu tư, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bí mật nhà nước, tư pháp, bảo hiểm xã hội... Đội ngũ giám định viên tư pháp ở các lĩnh vực trong toàn quốc là 7.135 người, có 2.621 người giám định tư pháp theo vụ việc.

Theo đó, từ năm 2018 đến ngày 30/6/2023, hệ thống tổ chức, người giám định tư pháp ở các lĩnh vực đã thực hiện 1.039.615 vụ việc. 

HẠNH CHÂU