Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em tại Nablus, khu Bờ Tây, ngày 25/1/2022. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Hồi tháng 3/2020, tình trạng khẩn cấp đã được ban bố tại các vùng lãnh thổ Palestine sau khi phát hiện những ca đầu tiên mắc COVID-19. Lần gần đây nhất tình trạng khẩn cấp này được gia hạn hoặc ban bố trở lại là vào tháng 1 năm nay.
Khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, Chính quyền Palestine được triển khai bất kỳ biện pháp nào được cho là cần thiết để phòng chống đại dịch.
* Cùng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát động một dự án mới nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan trong cộng đồng trên toàn Somalia.
Trong một tuyên bố, đại diện WHO tại Somalia, ông Mamunur Rahman Malik, cho biết dự án sẽ giải quyết những lỗ hổng hiện tồn tại trong hoạt động điều phối, giám sát, tiêm chủng, ứng phó với dịch COVID-19 và giúp hệ thống y tế của Somalia hướng tới toàn diện và công bằng hơn sau khi phục hồi từ đại dịch.
Theo ông Malik, WHO với sự phối hợp của các đối tác, trong đó có Chính phủ Somali, sẽ tăng cường các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Ông nhấn mạnh: "Công tác này sẽ ngăn chặn dịch bệnh xuất hiện trở lại, giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch đối với các dịch vụ y tế thiết yếu, chẳng hạn như tiêm chủng định kỳ cho trẻ em, vốn đã giảm mạnh trong 2 năm qua".
WHO cho biết tính đến ngày 24/8, Somalia ghi nhận tổng cộng 27.137 ca mắc và 1.351 ca tử vong do COVID-19, trong khi hệ thống giám sát dịch bệnh của nước này hoạt động phân tán và yếu kém. Hiện chỉ có 62% cơ sở y tế ở Somalia báo cáo về tình hình dịch COVID-19 thông qua mạng lưới cảnh báo sớm và ứng phó với dịch bệnh. Theo WHO, Somalia chỉ có thể tiêm phòng COVID-19 cho 15% dân số, nhiều người có nguy cơ lây nhiễm cao không được tiêm chủng.
Theo TRẦN QUANG (TTXVN)